1 / 9

T ổng quan kiến trúc SOA

T ổng quan kiến trúc SOA. By D.Chinh. Giới thiệu tổng quan.

tiger
Télécharger la présentation

T ổng quan kiến trúc SOA

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Tổng quan kiến trúc SOA By D.Chinh

  2. Giới thiệu tổng quan • SOA là cách tiếp cận để xây dựng hệ thống CNTT cho phép DN tận dụng những gì đang có và dễ dàng thay đổi theo yêu cầu để hỗ trợ DN. Có thể hiểu, khi xây dựng hệ thống ứng dụng, quy trình của DN được mô hình hóa và từng thành phần trong quy trình được xem như một nguồn cung cấp cho ứng dụng khác hoặc ngược lại. Kiến trúc SOA không tạo ra một hệ thống thông tin phân cấp mà là trực tiếp, xuyên suốt, có thể thay đổi quy trình xử lý và tăng khả năng khai thác thông tin toàn diện hơn.   • Do dựa vào quy trình và xem những chức năng là 1 khối nên nhu cầu phát sinh như cấu trúc lại DN, cung cấp dịch vụ mới có thể được tái tạo lại từ hệ thống dễ dàng. Hơn nữa, dựa trên ngôn ngữ XML (dùng để truyền tải dữ liệu) nên những dịch vụ trong kiến trúc SOA không phụ thuộc vào nền tảng và có thể sử dụng lại cho những nhu cầu mới phát sinh. • Mặc dù SOA đem lại cho DN nhiều lợi ích, lợi thế cạnh tranh từ hệ thống thông tin nhưng cũng đòi hỏi DN phải có chiến lược đầu tư, phương pháp và công cụ để hỗ trợ xây dựng kiến trúc.

  3. Tại sao dùng SOA • Trong thực tế CNTT thì trong toàn bộ hệ thống các ứng dụng, phần mềm hệ thống, cơ sở hạ tầng… thường không đồng nhất. Một số ứng dụng được sử dụng để chạy các quy trình kinh doanh hiện tại do đó bắt đầu xây dựng một cơ sở hạ tầng mới không phải là một lựa chọn. • Các doanh nghiệp cần nhanh chống đáp ứng với sự thay đổi kinh doanh thật nhanh nhen. Đầu tư tận dụng các ứng dụng và cơ sở hạ tầng hiện có để giải quyết nhu cầu kinh doanh mới hơn là sự lựa chọn khôn ngoan. SOA cho phép doanh nghiệp có thể thêm các ứng dụng mới hoặc nâng cấp các ứng dụng hiện tại để đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ mới, cung cấp tùy biến cho các lựa chọn khác nhau giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng hiện có, tiết kiệm kinh phí cho doanh nghiệp.

  4. Giải quyết 4 bài toán cơ bản • Tối ưu quy trình • Cung cấp dịch vụ mới • Khai thác thông tin tổng thể • Quản lý hạ tầng thông tin ở kiến trúc mới.

  5. SOA là gì? • SOA - Service Oriented Architecture (Kiến trúc Định hướng Dịch vụ), là 'Khái niệm về hệ thống trong đó mỗi ứng dụng được xem như một nguồn cung cấp dịch vụ'. • SOA là kiến trúc – không phải là một kỹ thuật

  6. Dịch vụ trong SOA • Dịch vụ là yếu tố then chốt trong SOA. Có thể hiểu dịch vụ như là hàm chức năng (mô-đun phần mềm) thực hiện qui trình nghiệp vụ nào đó. Một cách cơ bản, SOA là tập hợp các dịch vụ kết nối 'mềm dẻo' với nhau (nghĩa là một ứng dụng có thể 'nói chuyện' với một ứng dụng khác mà không cần biết các chi tiết kỹ thuật bên trong), có giao tiếp (dùng để gọi hàm dịch vụ) được định nghĩa rõ ràng và độc lập với nền tảng hệ thống, và có thể tái sử dụng. SOA là cấp độ cao hơn của phát triển ứng dụng, chú trọng đến qui trình nghiệp vụ và dùng giao tiếp chuẩn để giúp che đi sự phức tạp kỹ thuật bên dưới.

  7. SOA tách riêng thực hiện thực dịch vụ với giao tiếp gọi dịch vụ. • Thiết kế SOA tách riêng phần thực hiện dịch vụ (phần mềm) với giao tiếp gọi dịch vụ. Điều này tạo nên một giao tiếp nhất quán cho ứng dụng khách (client) sử dụng dịch vụ bất chấp công nghệ thực hiện dịch vụ. Thay vì xây dựng các ứng dụng đơn lẻ và đồ sộ, nhà phát triển sẽ xây dựng các dịch vụ tinh gọn có thể triển khai và tái sử dụng trong toàn bộ quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép tái sử dụng phần mềm tốt hơn, cũng như tăng sự linh hoạt vì nhà phát triển có thể cải tiến dịch vụ mà không làm ảnh hưởng đến ứng dụng client sử dụng dịch vụ.

  8. Ưu điểm • Ưu điểm quan trọng nhất của SOA là khả năng kết nối 'mềm dẻo' (nhờ sự chuẩn hóa giao tiếp) và tái sử dụng. Các dịch vụ có thể được sử dụng với trình client chạy trên nền tảng bất kỳ và được viết với ngôn ngữ bất kỳ. (Ví dụ, ứng dụng Java có thể liên kết với dịch vụ web .NET và ngược lại).

  9. Hai nguyên tắc thiết kế • SOA dựa trên 2 nguyên tắc thiết kế quan trọng: • Mô-đun: Tách vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ. • Đóng gói: Che đi dữ liệu và lô-gic trong từng mô-dun (hay 'hộp đen') đối với truy cập từ ngoài.

More Related