1 / 39

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Y TẾ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ BẢO ĐẢM NỀN Y TẾ AN SINH XÃ HỘI

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Y TẾ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ BẢO ĐẢM NỀN Y TẾ AN SINH XÃ HỘI. GSTSKH Phạm Mạnh Hùng Chuyên gia cao cấp Nguyên Phó trưởng ban TGTW Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế. KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ.

anoki
Télécharger la présentation

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Y TẾ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ BẢO ĐẢM NỀN Y TẾ AN SINH XÃ HỘI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Y TẾ - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ BẢO ĐẢM NỀN Y TẾ AN SINH XÃ HỘI GSTSKH Phạm Mạnh Hùng Chuyên gia cao cấp Nguyên Phó trưởng ban TGTW Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế

  2. KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ • Sau hơn 20 năm đổi mới, thực hiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành y tế còn “chậm đổi mới, còn lúng túng cả về nhận thức và xây dựng cơ chế hoạt động, đặc biệt là cơ chế tài chính, nên chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị y tế cũng như của cán bộ y tế, chưa huy động đầy đủ nguồn lực xã hội để vừa thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, công bằng trong CSSK, vừa bảo đảm yêu cầu phát triển hệ thống y tế trong nền kinh tế thị trường

  3. Cần làm rõ nghĩa và cách dùng từ • Need – Demand • Socialisation - Social mobilisation • Management – Governance – admistration • Equity – Equality • System – Network

  4. Nội dung trình bày • 1.Vì sao xác định cơ chế tài chinh lại quan trọng trong hoạch định chién lược y tế • 2.Nội dung của việc xác định cơ chế tài chính y tế • 3.Tài chinh y tế hiện nay của Việt Nam • 4.Một số nét chính trong phương hướng tới.

  5. 1.Vì sao xác định cơ chế tài chinh lại quan trọng • Chức năng của TCYT : • (i): huy động các nguồn tài chính y tế một cách thích hợp; • (ii): quản lý và phân bổ nguồn tài chính • (iii): khuyến khích việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phát triển kỹ thuật y tế; • (iv): bảo vệ người dân trước các rủi ro do các chi phí quá lớn cho y tế gây ra để họ không bị nghèo hoá

  6. 1.Vì sao xác định cơ chế tài chinh lại quan trọng • Việc xác định được cơ chế tài chính đúng sẽ làm giảm nguyên nhân gây ra nghèo đói . Bệnh tật dẫn đến nghèo đói vì: • Mất sức lao động • Chi phí cho KCB rất cao thường vượt khả năng chi trả, mang sức ép lơn, khó lường bao nhiêu là đủ, bệnh nhân bị động, thời điểm “họa vô dơn chí”, người nghèo hay ốm đău hơn người giàu. • Thế giới chưa có một mô hình y tế tiền lệ nào vận hành và phù hợp theo phương hướng cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

  7. 1.Vì sao xác định cơ chế tài chinh lại quan trọng • Nhu cầu tài chính dành cho y tế ngày một tăng: do dân số tăng, do cơ cấu bệnh tật thay đổi, nhiều bệnh mới xuất hiện và tính nguy hiểm cao (như HIV/AIDS, SARS, cúm H5N1 và H1N1...) • Giá của các dịch vụ y tế có xu thế ngày một đắt .

  8. Lấy nhân (chứa vật liệu di truyền ADN) từ tế bào con cừu trưởng thành đem cấy vào một noãn bào của cừu đã loại bỏ nhân để tạo ra một phôi. Sau đó cấy phôi này vào tử cung của một con cừu cái mang thai và đẻ mướn. Đó là kiểu nhân bản sinh sản.

  9. 1.Vì sao xác định cơ chế tài chinh lại quan trọng • Không thể áp dụng nguyên xi mọi quy luật kinh tế chung vào quản lý y tế: • Không thể áp dụng quy luật cống hiến và hưởng thụ một cách cúng nhắc. • Không thể đa dạng hoá mọi gói dịch vụ y tế theo kiểu gói dịch vụ rẻ tiền cho người nghèo và gói dịch vụ đắt tiền cho người giàu. • Không thể khuếch trương theo các yêu cầu do nhà cung cấp tạo ra ( provider induced demands)

  10. ĐO LƯỜNG ĐÓI NGHÈO DO CHI PHÍ Y TẾ • Chỉ số Impoor phản ánh tỷ lệ hộ gia đình không nghèo được điều tra sau khi trải qua khám chữa bệnh thì trở nên nghèo, • Chỉ số CATA phản ánh tỷ lệ hộ gia đình ( cả nghèo lẫn không nghèo) được điều tra rơi vào tình trạng CATA sau khi trải qua khám chữa bệnh ( tình trạng CATA là tình trạng mà chi trả bằng tiền túi từ hộ gia đình cho khám chữa bệnh bằng hoặc lớn hơn 40% chi tiêu ngoài lương thực của hộ gia đình.

  11. 2.Nội dung chính của cơ chế tài chính y tế: • Nguồn huy động tài chính cho y tế • Cách phân bổ nguồn tài chính • Mối quan hệ giữa giá thành và giá • Mối quan hệ giữa sự chỉ đạo tài chính tập trung và tự chủ tài chính. • Các giải pháp để CSSK cho người nghèo • Cải cách thu nhập cho nhân lực y tế.

  12. 2.1.Nguốn huy động tài chính cho y tế • 3 nguồn: Ngân sách nhà nước, BHYT Và tiền bệnh nhân chi trả trực tiếp ( viện phí) • Hai điều quan trong khi nói tới nguồn: • Ý nghĩa của mỗi nguồn khi xét dưới giác độ công bằng. • Tỷ trọng của các nguồn trong tổng chi xã hội cho y tế.

  13. Ý nghĩa của nguồn thu trong y tế • Ngân sách nhà nước: chủ yếu lấy từ thuế, dễ điều chuyển từ vùng giàu sang vùng nghèo  mang tính chia sẻ cao nhất. • BHYT : mang tính công động, nhưng chỉ trong phạm vi những người tham gia. BHYT bắt buộc chia sẻ cao hơn BHYT tự nguyện. • Viện phí: chi trả trực tiếp, không dễ có ngay, dễ dẫn đến đói nghèo

  14. VIỆN PHÍ • Xét dưới góc độ vận hành bệnh viện khi không có đủ vốn từ hai nguồn ngân sách nhà nước và BHYT cung cấp hay cung cấp một cách chậm chạp và cơ chế thanh quyết toán phiền toái thì viện phí là mộtgiải pháp “tình thế” để có “kịp thu bù chi” và tháo gỡ những khó khăn về thiếu vốn. Viện phí cũng làm cho người bệnh nếu có tiền thì dễ chọn nơi cung cấp dịch vụ hơn. Thoáng nhìn thì thấy hình như là viện phí sẽ làm cho khám chữa bệnh “thông thoáng” hơn • Nếu phân tích dưới góc độ công bằng trong CSSK thì viện phí là giải pháp nguồn thu dễ mang lại nghèo đói và mất công bằng nhất. Vì vậy viện phí được ví như “ bẫy nghèo đói” .

  15. Chi trả trực tiếp ( pocket money) là cách người bệnh tự chi trả cho các dịch vụ y tế bằng tiền túi của mình. Đó là cạm bẫy của sự đói nghèo vì sau khi chi trả nó làm cho người nghèo sẽ nghèo hơn và người trung lưu rơi vào nghèo.

  16. Phân loại nguồn ngân sách • Phân loại theo nhà nước hay người dân đóng góp: • Ngân sách từ nhà nuớc • Ngân sách từ người dân: • Chi trả truớc hay BHYT • Chi trả sau ( trực tiếp) • Phân loại theo sở hữu: • Ngân sách công : NSNN và BHYT • Ngân sách tư: Viện phí

  17. Tỷ trọng của nguồn thu trong tổng chi xã hội cho y tế • Tỷ lệ giữa ngân sách công và ngân sách tư trong tổng chi xã hội cho y tế của một nước được người ta rất quan tâm vì nó phản ánh xem nền y tế nước đó có xu thế tài chính như thế nào để đảm bảo công bằng.

  18. Hậu quả khi ngân sách tư chiếm trên 50% tổng chi xã hội cho y tế • Nền y tế cực kỳ không công bằng • Khác biệt lớn giữa các nhóm dân cư • Mức đầu tư vào sức khoẻ thấp • Khác biệt lớn trong khả năng tiếp cận và chất lượng • Tiếp cận tài chính và dịch vụ rất hạn chế với người nghèo • Thiếu cơ chế hạ tầng • BHYT kém phát triển • Kích cầu cao từ phía cung cấp dịch vụ (provider induced demand) • Quản lý kém các nguồn lực • Thiếu mạng lưới an sinh xã hội • Nghèo đói tăng

  19. Tỷ trọng các nguồn ngân sách y tế trong tổng chi xã hội cho y tế

  20. Các nguồn thu của bênh viện Binh Dân từ năm 2003 đến 2005

  21. Bệnh viện Chợ Rãy: tốc độ tăng thu viện phí hàng năm nhanh nhất so với các nguồn Tài chính khác ( ngân sách nhà nước , BHYT, NS đầu tư của nhà nước, viện trợ)

  22. Bệnh viện Chợ Rãy: tốc độ tăng thu viện phí hàng năm vẫn nhanh so với các nguồn Tài chính khác ( ngân sách nhà nước , BHYT, NS đầu tư của nhà nước, viện trợ), nhưng BHYT đã tăng nhanh hơn làm cho tỷ trọng ngân sách tư ( tiền thu trực tiếp) giảm dần trong tổng thu của bệnh viện.

  23. Ngân sách y tế Khánh hoà

  24. Tỷ trọng công – tư trong chi tiêu y tế của các nước EU (2004)

  25. 2.2.Phân bổ ngân sách • Có 3 cách phân bổ: • Phân bổ theo nhu cầu ( need) dựa trên tình hình bệnh tật kết hợp với sự nghèo đói: vùng nào bệnh tật nhiều thì được phân bổ nhiều. Loại phân bổ mang lại công bằng • Phân bổ theo số dân: vùng nào dân nhiều thì được phân bổ nhiều. • Phân bổ theo yếu cầu ( demand): dựa trên khả năng chi trả, vùng nào và người nào giầu thì yêu cầu cao. Yêu cầu cao chưa chắc đã là nhu cầu cao. Loại phân bổ mang lại sự mất công bằng.

  26. 2.3.Giá thành và giá, thu phí vàmiễn phí • Giá thành (cost) của dịch vụ là tổng chi phí cho đầu vào mà đơn vị cung ứng dịch vụ phải bỏ ra để thực hiện dịch vụ đó • Giá thành các dịch vụ thuần túy y tế: thuốc men, dịch truyền, dụng cụ vật tư tiêu hao, công lao động, khấu hao trang thiết bị…. • Phải xác định giá thành để: • xác định giá, • đòi hỏi chất lượng dịch vụ, • tính tổng chi xã hội cho y tế.

  27. Giá thành và giá, thu phí vàmiễn phí • Giá hay giá cả là khoản tiền mà đơn vị cung ứng dịch vụ công bố để người sử dụng dịch vụ phải chi phí cho đơn vị đó khi sử dụng dịch vụ • Giá phải dựa trên giá thành ( thu đủ chi), có lúc còn dự trên quan hệ cung – cầu. • “Gói dịch vụ rẻ tiền” và “gói dịch vụ đắt tiền”: không nên có trong một cơ sở cung ứng dịch vụ.. • Cách thu theo giá – Miễn phí và giảm phí • Miễn phí và giảm phí là một chính sách xã hội. • Ai bù vào khoản đã miễn và đã giảm??? (không để ngành y tế tự lo trang trải )

  28. 2.4.Tự chủ • Phân cấp quản lý để người quản lý được tự chủ hơn trong tạo và sử dụng nguồn vốn, thường đi kèm theo phân cấp quản lý nhân lực • Mục đích: nâng cao tính năng động của người quản lý trong quản lý tài chính và bộ máy, nhân lực mang lại hiệu quả cao.

  29. Nội dung tự chủ tài chính • thống nhất nguồn thu, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động, tăng thu nhập cho người lao động. • hoàn toàn được chủ động về nguồn thu tài chính, được khuyến khích chuyển sang loại hình doanh nghiệp, tự chủ trong việc trích lập các quỹ (quỹ phát triển sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng...) được phép sử dụng tài sản để liên doanh liên kết... hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ • Tự chủ tài chính thường đi song hành với tự chủ bộ mày và biên chế.

  30. Điều kiện thực hiện tự chủ • hành lang pháp lý về tự chủ rõ ràng • năng lực quản lý được nâng cao, • tăng cường trách nhiệm giải trình • nâng cao tính minh bạch tài chính, • thường xuyên có cơ chế kiểm tra và thanh tra thích hợp. • Nếu không có những điều kiện này đi cùng thì rất nhiều khả năng tự chủ sẽ làm cho xuất hiện rào cản với người nghèo trong tiếp cận các dịch vụ y tế và làm tăng nguy cơ mất công bằng trong CSSK và biến bệnh viện công thành bệnh viện tư trá hình.

  31. 2.5.CSSK cho người nghèo. • Người nghèo ốm đău nhiều hơn người giàu: • tỷ lệ thấp cân và tỷ lệ còi cọc của trẻ em dưới 5 tuổi trong nhóm 20% hộ nghèo tương ứng là 34,2 và 34,9% , trong khi những tỷ lệ này ở nhóm 20% hộ giàu là 12,7 và 9,0%; • tỷ lệ hộ có người tàn tật trong nhóm 20% hộ nghèo là 18%, còn ở nhóm 20% hộ giàu là 8%

  32. CSSK cho người nghèo • Nội dung chính: • Lo nguồn tài chính • Xây dựng y tế cơ sở nơi người nghèo dễ tiếp cận. • Nguồn tài chính CSSK người nghèo • Ngân sách nhà nước: mua BHYT, xây dựng y tế cơ sở. • BHYT bắt buộc toàn dân. • Quỹ từ thiện. • Xây dựng một nền y tế không vì lợi nhuận.

  33. 2.6.Cải cách thu nhập cho nhân lực y tế • Đầu tư cho nhân lực y tế là đầu tư cho phát triển y tế. • Cải cách thu nhập: • Cải cách tiền lương: • Hàn Quốc : 6000 Đôla Mỹ/tháng, trong khi lương của cán bộ đại học khác chỉ là 2500Đôla Mỹ/tháng; • Singapo : 5000 Đôla Mỹ /tháng so với 3500Đôla Mỹ/tháng của các ngành khác • Tạo thu nhập ngoài lương:

  34. Kết luận • Bệnh tật dẫn đến nghèo đói vì: • Giảm khả năng lao động. • Chi phí cho khám chữa bệnh là một nguồn chi lớn, người dân đặc biệt là người nghèo không dễ vượt qua. • Trong tư tưởng cua nhà hoạch định chính sách luôn luôn phai hướng tới công bằng. Nhưng tiến đến công bằng là một quá trình tiệm cận, chính sách ngày hôm nay phải mang lại công bằng hơn ngày hôm qua. • Sau khi đã có đường lối chính trị ( công bằng, hiệu quả, phát triển) thì điều kiện tiếp theo là cơ chế tài chính. • Phải xác lập cơ chế tài chính đồng bộ. • Việc thực hành cơ chế tài chính đúng của các cơ sở khám chữa bệnh sẽ góp phần giảm nghèo đói.

  35. CHÂN THÀNH CẢM ƠN

More Related