1 / 56

Chuyên đề 4

Chuyên đề 4. Kiểm soát đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Kiểm soát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính. Khái niệm Lý do phải kiểm soát Các hình thức kiểm soát. Khái niệm.

neola
Télécharger la présentation

Chuyên đề 4

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chuyên đề 4 Kiểm soát đối với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước

  2. Kiểm soát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính • Khái niệm • Lý do phải kiểm soát • Các hình thức kiểm soát

  3. Khái niệm • Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước là tổng thể những phương tiện tổ chức – pháp lý được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân sử dụng để xem xét, đánh giá, xử lý đối với các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ cá quyền và lợi ích hợp của công dân, của nhà nước và xã hội.

  4. Lý do phải kiểm soát • Hoạt động của cá cơ quan quản lý hành chính nhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp mang tính chấp hành điều hành, thực hiện sự quản lý trên tất cả các lĩnh vực dựa trên nền tảng của pháp luật - phải kiểm soát để đảm bảo pháp chế, hạn chế sai lầm, khắc phục sửa chữa.

  5. Các hình thức kiểm soát • Kiểm soát từ bên ngoài của các cơ quan hành chính (còn gọi là kiểm soát mang tính chính trị) • Kiểm soát từ bên trong(còn gọi là tự kiểm soát)

  6. Kiểm soát từ bên ngoài của các cơ quan hành chính • Giám sát của quốc hội và HĐND • Giám sát của Toà án nhân dân đối với nền hành chính; • Giám sát của các tổ chức xã hội và công dân Giaùm saùt duøng ñeå chæ hoaït ñoäng cuûa caùc cô quan quyeàn löïc Nhaø nöôùc, toaø aùn, caùc toå chöùc xaõ hoäi vaø coâng daân nhaèm baûo ñaûm söï tuaân thuû nghieâm chænh phaùp luaät trong quaûn lyù xaõ hoäi.

  7. Kiểm soát từ bên ngoài của các cơ quan hành chính • Hoạt động kiểm toán nhà nước(xác nhận tính đúng đắn của các số liệu, tài liệu kế toán các báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí nhà nước)

  8. Kiểm soát từ bên trong • Là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra nội bộ bao gồm: • Thanh tra ; • Kiểm tra chức năng (không lệ thuộc về tổ chức) • Kiểm tra trong nội bộ đơn vị

  9. Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây • 1. Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ; • 2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

  10. Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây • 3. Xem xét việc trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; • 4. Thành lập Uỷ ban lâm thời để điều tra về một vấn đề nhất định và xem xét báo cáo kết quả điều tra của Uỷ ban.

  11. 1. Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây • Người đứng đầu cơ quan nêu trên trình bày báo cáo; • Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra; • Quốc hội thảo luận;

  12. Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây • Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày thêm những vấn đề có liên quan mà đại biểu Quốc hội quan tâm; • Quốc hội ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết.

  13. Tình tự xem xét VBQPPL của Quốc hội theo trình tự sau đây • Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; • Quốc hội thảo luận. • Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;

  14. Tình tự xem xét VBQPPL của Quốc hội theo trình tự sau đây • Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

  15. Tại kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau • 1. Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội; • 2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định;

  16. Tại kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau • 3. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây: • Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục; • Đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời.

  17. Tại kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau • 4. Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

  18. Tại kỳ họp Quốc hội, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau • 5. Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp tiếp theo.

  19. Các hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội • 1. Xem xét báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; • 2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

  20. Các hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội • 3. Xem xét việc trả lời chất vấn của người bị chất vấn trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; • 4. Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; • 5. Tổ chức Đoàn giám sát.

  21. Các hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội • 6. Xem xét báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

  22. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội • 1. Thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách hoặc theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

  23. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội • 2. Xem xét vbqppl của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, vbqppl liên tịch có dấu hiệu trái với vbqppl của cơ quan nhà nước cấp trên;

  24. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội • 3. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách; • 4. Tổ chức Đoàn giám sát;

  25. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội • 5. Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm; • 6. Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

  26. Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội • 1. Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

  27. Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội • 2. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;

  28. Các hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội • 3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm; • 4. Cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.

  29. Thanh tra • Thanh tra là hoạt động nhằm: • Phòng ngừa; • Phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; • Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; • Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

  30. Thanh tra • Cơ quan thanh tra nhà nước tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

  31. Thanh tra • Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

  32. Các hình thức thanh tra • 1. Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật. • Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

  33. Thanh tra nhà nước • 1.1. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo cấp hành chính đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.

  34. Thanh tra nhà nước • 1.2. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, những quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

  35. 2. Thanh tra nhân dân Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

  36. Cơ quan thanh tra nhà nước • 1. Các cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: • a) Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính; • b) Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực.

  37. Cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính • 1. Thanh tra Chính phủ; • 2. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh); • 3. Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Thanh tra huyện).

  38. b) Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. • Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ). Thanh tra bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. • Cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được thành lập cơ quan thanh tra. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ được áp dụng như đối với Thanh tra bộ;

  39. b) Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực. • Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật. • 2. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức Thanh tra bộ và việc thành lập Thanh tra sở.

  40. Cơ quan thanh tra nhà nước • 2. Cơ quan thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của cơ quan thanh tra cấp trên.

  41. Ban thanh tra nhân dân • 1. Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. • Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đó hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

  42. Ban thanh tra nhân dân • 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình.

  43. Thanh tra chính phủ • 1. Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ.

  44. Thanh tra chính phủ • 2. Thanh tra Chính phủ có Tổng thanh tra, Phó Tổng thanh tra và Thanh tra viên. • Tổng thanh tra là thành viên Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tổng thanh tra chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra.

  45. Thanh tra tỉnh • 1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

  46. Thanh tra tỉnh • 2. Thanh tra tỉnh có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và Thanh tra viên. • Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng thanh tra. chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

  47. Thanh tra huyện • 1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

More Related