1 / 83

Xác định mục tiêu cuộc sống

bằng phương pháp trực tiếp. Xác định mục tiêu cuộc sống. Chúng ta thường nghe mọi người phàn nàn về hoàn cảnh cuộc sống của họ. Một cuộc khảo sát cho thấy phần đông mọi người đang ở trong hoàn cảnh họ không mong muốn.

tobit
Télécharger la présentation

Xác định mục tiêu cuộc sống

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. bằng phương pháp trực tiếp Xác định mục tiêu cuộc sống

  2. Chúng ta thường nghe mọi người phàn nàn về hoàn cảnh cuộc sống của họ. Một cuộc khảo sát cho thấy phần đông mọi người đang ở trong hoàn cảnh họ không mong muốn. Cảm thấy không cân bằng trong cuộc sống là điều con người vẫn thường gặp phải. Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Mở đầu

  3. Trạng thái không cân bằng trong cuộc sống diễn ra khi chúng ta không xác định được mục tiêu cho cuộc sống của bản thân. Phần đông mọi người sống cuộc sống của họ từ sự tình cờ hoặc không hề xác định mục tiêu cho cuộc sống. Để làm chủ cuộc sống như mong muốn, bạn cần sống có mục tiêu rõ ràng. Mở đầu (tt)

  4. 9 yếu tố quan trọng của cuộc sống • Địa vị xã hội • Sức khoẻ • Nghề nghiệp • Giáo dục • Gia đình • Tinh thần • Bản thân • Sự giàu có • Giải trí

  5. Cân nhắc từng mục tiêu qua 9 yếu tố quan trọng nêu trên. Nghĩ đến tương lai của 10, 20, 30 năm tới và xác định bạn muốn đạt được những gì đối với từng yếu tố cụ thể. Ghi ra giấy những gì bạn mong muốn. Xây dựng mục tiêu

  6. Bạn không thể hoàn thành tất cả mọi việc trong cuộc sống. Vì vậy, bạn phải xác định mức độ ưu tiên của mục tiêu. • Từ các điều mong muốn của bản thân, bạn cần chọn ra mong muốn nào có ý nghĩa nhất và quan trọng nhất đối với bạn. • Đó chính là mục tiêu của bạn. Đặt mức độ ưu tiên cho mục tiêu

  7. Tiếp đến, hãy điều chỉnh thời gian dành cho các mục tiêu mà bạn đã chọn ra. Chỉ có bản thân bạn mới có thể xác định một cách đúng đắn nhất quỹ thời gian thích hợp nhất dành cho mỗi mục tiêu. Bằng cách xác định mức độ ưu tiên và phân chia thời gian thích hợp, bạn có thể đạt được trạng thái cân bằng trong cuộc sống. Đặt mức độ ưu tiên cho mục tiêu (tt)

  8. Hương là một phụ nữ rất thông minh. Cô làm công việc về thiết kế hình ảnh, là mẹ của 2 đứa con. Ngoài ra, cô còn tham gia hội từ thiện tại địa phương và sinh hoạt trong nhóm thơ. Cùng lúc đảm đương quá nhiều việc, sức khoẻ cô xuống trông thấy. Chồng cô muốn cô tạm ngưng công việc từ thiện. Mẹ cô lại muốn cô nghỉ việc. Cô phải làm gì? Suy xét cẩn thận, cân nhắc việc nào có ý nghĩa nhất với cô hiện nay. Từ đó xác định mục tiêu thích hợp cho bản thân. Ví dụ

  9. Quản lý thời gian hiệu quả nghĩa là tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống. • Xác định mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung và sử dụng thời gian hiệu quả. • Xác định mục tiêu trực tiếp bằng cách nhận biết mục tiêu nào có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống hiện tại và phác thảo hướng đi cho mục tiêu này một cách thích hợp. • Phương pháp này có thể giúp bạn đạt được trạng thái cân bằng trong cuộc sống, tránh xảy ra kết cục không như bạn mong muốn. Kết luận

  10. Xác định mục tiêu-phương pháp gián tiếp Các hướng dẫn chi tiết hơn để đạt đến mục tiêu Các kỹ năng để có nhiều thời gian hơn, làm việc hiệu quả hơn.. Các phần tiếp theo..

  11. Xác định mục tiêu cuộc sống phương pháp gián tiếp

  12. Mở đầu Đã bao nhiêu lần bạn tự nói với mình những câu ước ao như dưới đây: • Tôi ước tôi đã học xong tiến sĩ, • Tôi ước tôi đã viết cuốn sách đó. • Tôi ước tôi đã mở hiệu sách

  13. Mở đầu Tiếc nuối là bản tính của con người. Bằng cách đoán trước và xác định được mục tiêu thích hợp bạn giảm bớt những hối tiếc có thể đến với bạn. Mục tiêu định hướng cuộc sống vì vậy nó rất quan trọng.

  14. Xác định mục tiêu gián tiếp Cách gián tiếp là bạn hình dung mình đang ở hoàn cảnh không mong muốn. Sau đấy bạn sẽ nhận biết những tiếc nuối có thể xảy ra. Bạn xác định mục tiêu và ngăn cản những tiếc nuối xảy ra cho bạn.

  15. Xác định mục tiêu gián tiếp Đây là bài tập tưởng tượng đơn giản có thể giúp bạn nhận biết những tiếc nuối có thể xảy ra. Giả sử bạn đã sống đến 80 tuổi và đang dự sinh nhật của chính mình. Trong tay bạn là một xấp giấy với dòng chữ bắt đầu với câu “tôi ước..” Bạn chỉ việc ghi tiếp cho hoàn thành các câu trên.

  16. Xác định mục tiêu gián tiếp Nghĩ đến các mục quan trọng trong cuộc sống và tiếc nuối cho mỗi mục mà bạn có thể có khi bạn đến tuổi 80 nếu bạn làm mọi việc chính xác như bạn đang làm bây giờ và phân chia thời gian như bạn đang làm. Bạn có thể có một hoặc nhiều tiếc nuối cho mỗi mục. Nghĩ cho đến mệt để hoàn thành danh sách.

  17. Đây là danh sách ví dụ: Tôi ước tôi ở bên vợ tôi nhiều hơn Tôi ước tôi dành nhiều thời gian hơn cho cuộc sống tinh thần Tôi ước tôi đến trường hoàn thành bằng thạc sĩ Tôi ước dành thời gian tạo nhiều bạn bè hơn Tôi ước dành thời gian nhiều hơn cho sở thích Tôi ước mở hiệu sách

  18. Minh họa Tôi ước… là bài tập rất đơn giản nhưng rất mạnh. Sau khi thực hành “tôi ước…” ông W không duy trì liên lạc với bố và mẹ kế đã quyết định tạo lại mối quan hệ với họ. Ông ta nhận thấy khi về già ông ta sẽ tiếc nuối vì không có liên lạc với bố. Đoán trước những tiếc nuối có thể giúp thực hiện những mục tiêu ngắn và dài hạn.

  19. Những mục tiêu có được từ tôi ước.. tôi ước tôi đã mở hiệu sách tôi ước tôi đạt được bằng tiến sĩ tôi ước tôi đi nghỉ với các con tôi nhiều hơn tôi ước đi du lịch nhiều và xem nhiều nơi lạ • mở hiệu sách • học bằng tiến sĩ • đi nghỉ với con nhiều hơn • đi du lịch nhiều nơi lạ

  20. Ví dụ Ở tuối 20, Rachel tham gia công ty của người bạn. Vài năm sau R lại tham gia vào công ty khác giúp người bạn khác. Ở tuổi 30, R cảm thấy thất vọng về công việc đang làm và không biết nên chọn nghề nghiệp chuyên môn mình là gì. Theo bạn R phải làm gì? Hãy hình dung đang ở tuổi 60, tiếc nuối gì về công việc.

  21. Kết luận Nhận biết những hối tiếc có thể đến là công cụ đơn giản nhưng hiệu quả để phát hiện ra những ưu tiên thật sự của bạn. Xây dựng những mục tiêu thích hợp dựa trên những “tôi ước”. Lên kế hoạch thực hiện và dành thời gian thích hợp cho các mục tiêu đó để tránh những tiếc nuối đó thành hiện thực.

  22. Xác định mục tiêu cuộc sống: Sự đánh đổi

  23. Mở đầu Mong muốn của mọi người thường là vô tận nhưng thời gian lại giới hạn. Để đạt đến mục tiêu và tránh hối tiếc, bạn cần phải chấp nhận sự đánh đổi. Sự đánh đổi nghĩa là bạn dành thời gian nhiều hơn cho mục tiêu của mình và ít thời gian hơn cho những việc khác.

  24. Nhận biết những điều cần đánh đổi Rất nhiều chủ tịch các công ty làm việc 20 tiếng một ngày, 7 ngày mỗi tuần. Họ phải trả giá rất lớn, chẳng hạn như không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè, tập luyện thể thao, v.v… và những việc khác trong cuộc sống. Vì sự nghiệp, họ chấp nhận sự đánh đổi, không có sự cân bằng trong cuộc sống.

  25. Nhận biết những điều cần đánh đổi Một số khác chấp nhận việc họ không thể đạt được đỉnh cao vì muốn duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. Họ đạt được thành công vừa phải trong công việc. Mỗi trường hợp đều có sự đánh đổi riêng.

  26. Nhận biết những điều cần đánh đổi (2) Một cách tình cờ nào đó, phần đông mọi người chấp nhận sự đánh đổi giữa những điều quan trọng của cuộc sống của họ. Họ dành thời gian nhiều cho một số việc của cuộc sống và giảm bớt thời gian dành cho những việc khác và không suy nghĩ về điều này. Sự đánh đổi thường được thực hiện ở mức tiềm thức và cảm xúc.

  27. Nhận biết những điều cần đánh đổi (3) Một cách lý tưởng, họ nên thực hiện sự đánh đổi có mục đích. Bạn nên tỉnh táo khi thực hiện sự đánh đổi như thế, bởi lẽ điều này tác động đến việc thực hiện mục tiêu và cả hạnh phúc của bạn. Để đạt đến mục tiêu, bạn cần phải chấp nhận sự đánh đổi.

  28. Nhận biết những điều cần đánh đổi (4) Chẳng hạn, bạn chấp nhận không đạt sự thăng tiến để có nhiều thời gian hơn cho gia đình, hoặc ngược lại. Mặt khác, bạn có thể thực hiện sự đánh đổi để tránh hối tiếc có thể xảy ra. Chẳng hạn, để tránh hối tiếc rằng: “Tôi ước gì mình sử dụng thông thạo tiếng Anh!”, bạn phải dành thời gian hợp lý để học tiếng Anh và bớt thời gian dành cho các việc khác của cuộc sống.

  29. Nhận biết những điều cần đánh đổi (5) Có 9 điều cơ bản của cuộc sống bạn cần phải thực hiện việc đánh đổi: 1/ địa vị xã hội, 2/ sức khoẻ, 3/ sự giàu có, 4/ gia đình, 5/ nghề nghiệp, 6/ bản thân, 7/ tinh thần, 8/ giải trí, 9/ giáo dục. Cần nhận biết điều nào quan trọng nhất trong thời điểm hiện tại và chọn những điều bạn chấp nhận hy sinh.

  30. Nhận biết những điều cần đánh đổi (6) Bạn có thể bắt đầu xem lại sự đánh đổi hiện tại bạn đang thực hiện. Chẳng hạn, bạn xem lại việc sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi bảo đảm cho sức khoẻ, thời gian dành cho gia đình so với thời gian đầu tư vào công việc và việc làm giàu. Ngoài ra, bạn cũng phải xác định điều nào là không được xâm phạm. Chẳng hạn: kiên quyết không bỏ 1 giờ tập thể lực. Làm vậy sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ ràng về việc đánh đổi.

  31. Nhận biết những điều cần đánh đổi (7) Nam ao ước trở thành một nghệ sỹ chơi piano giỏi. Nam quyết định phân chia thời gian cho mình như sau: • Nam tập luyện nhiều giờ liền hàng ngày. • Nam giảm thời gian chơi đá bóng - môn giải trí mà Nam yêu thích. • Nam chỉ có thời gian đi chơi với vài người bạn thân nhất.

  32. Tóm tắt Thời gian luôn có giới hạn. Mỗi cá nhân cần thực hiện sự đánh đổi giữa những điều của cuộc sống. Nếu dành thời gian nhiều cho một việc thì phải giảm thời gian cho các việc khác. Phần đông mọi người thực hiện việc đánh đổi một cách không tỉnh táo, theo cảm xúc hoặc bản năng.

  33. Tóm tắt (2) Vì vậy, bạn nên thực hiện sự đánh đổi một cách tỉnh táo để đạt được mục đích, tránh tiếc nuối có thể xảy ra sau đó. Khi bạn nhận biết những điều nào bạn có thể đánh đổi, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

  34. Xác định mục tiêu cuộc sống Cách thực hiện sự đánh đổi

  35. Mở đầu Thời gian thì có giới hạn. Khi một mục của cuộc sống cần nhiều thời gian hơn thì bạn phải giảm thời gian của các phần khác để duy trì sự cân bằng. Sự giới hạn thời gian bắt buộc bạn phải đánh đổi giữa các mục của cuộc sống.

  36. Cách thực hiện sự đánh đổi Bắt đầu là mục nào của cuộc sống mà bạn cho là quan trọng nhất trong thời điểm đó. Tiếp theo bạn cân nhắc bao nhiêu % thời gian bạn sẽ dành cho mỗi mục. Số % có thể được lấy từ con số những tiếc nuối mà bạn đoán trước đối mỗi mục của cuộc sống.

  37. Cách thực hiện sự đánh đổi Ví dụ, nếu bạn có 4 tiếc nuối có thể có trong mục gia đình và chỉ có 1 đối với mục xã hội thì % thời gian bạn dành cho xã hội ít hơn dành cho gia đình.

  38. Cách thực hiện sự đánh đổi Quyết định phải thay đổi cuộc sống lộn xộn của mình, Hùng suy nghĩ và cân nhắc quyết định dành 40% cho công việc, 20% cho gia đình, 10% cho mỗi mục sức khoẻ, xã hội, giải trí, bản thân. Anh ta phân chia thời gian khác nhau cho mỗi phần quan trọng khác nhau của cuộc sống.

  39. Cách thực hiện sự đánh đổi • Để duy trì sự cân bằng trong cuộc sống, bạn phải thường xuyên xem lại sự phân chia thời gian của bạn giữa các mục của cuộc sống. • Hoàn cảnh thay đổi sẽ thay đổi sự phân chia thời gian. • Khi bạn muốn dành thời gian nhiều hơn cho một mục bạn phải xem lại tất cả các mục khác để tìm thời gian dành cho mục đó.

  40. Cách thực hiện sự đánh đổi • Tuấn, một kế toán giỏi, làm việc chăm chỉ, trở thành bố khi ở tuổi 36. • Quá phấn chấn, anh ta quyết định dành thời gian nhiều hơn ở nhà. Anh ta muốn chứng kiến sự lớn lên của đứa con trai. • Anh ta xem rất kỹ trong công việc để xem có thể giảm bớt giờ làm việc mà anh ta đang làm.

  41. Cách thực hiện sự đánh đổi Tuấn thực hiện nhật ký thời gian các công việc tại văn phòng và công việc anh ta đem về nhà làm. Anh ta nhận thấy vấn đề là không phải anh ta nhiều việc mà là do thói quen công việc, các việc đó rõ ràng là có mức ưu tiên thấp. Bằng cách thay đổi thói quen Tuấn có nhiều thời gian hơn với gia đình.

  42. Cách thực hiện sự đánh đổi • Khuynh hướng làm việc ngoài giờ là phổ biến. • Nó phản ảnh niềm tin sai lầm rằng bạn sẽ hoàn thành tất cả công việc. • Nếu bạn muốn duy trì sự cân bằng trong cuộc sống bạn phải loại bớt những công việc có mức ưu tiên thấp hoặc giảm bớt thời gian cho các công việc đó. • Và bạn có nhiều thời gian dành cho các công việc có mức ưu tiên cao.

  43. Cách thực hiện sự đánh đổi Tránh làm ngoài giờ cho những công việc có mức ưu tiên thấp. Nơi làm việc là nơi mọi người sử dụng thời gian của họ không được hiệu quả lắm. Tuy vậy việc dùng thời gian tại nhà để làm việc của cơ quan cũng sẽ rất không hiệu quả hơn.

  44. Cách thực hiện sự đánh đổi Bởi vì thông thường bạn không có được sự hỗ trợ cần thiết như tại văn phòng. Mọi người xung quanh bạn đang thư giãn khiến bạn không thể tập trung vào công việc được. Tại văn phòng, tối thiểu thì mọi người cũng quan tâm đến việc sử dụng thời gian của họ và họ hoạt động như một nhóm hỗ trợ.

  45. Cách thực hiện sự đánh đổi • Một yếu tố có thể làm rối tung sự cân bằng cuộc sống của bạn là sự cầu toàn. • 10% cuối cùng của sự hoàn hảo có thể tốn thời gian, sự cố gắng và những nguồn lực khác tương đương 90% đã hoàn thành. • Bạn sẽ tốn nhiều thời gian cho những công việc trong nhà, làm theo mong muốn cầu toàn của bạn. • Sự cố gắng làm mọi việc hoàn hảo sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của bạn đáng lẽ dành cho những công việc quan trọng khác.

  46. Cách thực hiện sự đánh đổi • Tuấn sửa lại phòng tắm nhỏ trong nhà anh ta. • Kỳ nghỉ dự định đi nghỉ với con có vẻ như chạy vào việc làm hoàn hảo phòng tắm. • Nam bạn của Tuấn nói anh ta thôi và hãy xem lại sau 90 ngày. • Sau 90 ngày Tuấn xem lại công việc đó và thấy không có vấn đề gì cả. Tuấn cảm thấy hài lòng.

  47. Cách thực hiện sự đánh đổi • Thời gian chữa được sự mong muốn cầu toàn. • Khi bạn thấy bạn đang tốn quá nhiều thời gian cho việc làm hoàn hảo những việc không có ưu tiên cao, hãy dừng công việc và xem lại nó sau này. • Cách này giúp bạn điều khiển được sự cầu toàn và bạn có thời gian tập trung vào những công việc có mức ưu tiên cao.

  48. Cách thực hiện sự đánh đổi • Sự mong muốn làm hoàn hảo mọi công việc cũng ăn bớt thời gian trong công việc. • Nó cần phải được hạn chế. • Nếu bạn thấy bạn đang tốn nhiều thời gian vào những việc lặt vặt hành chính mà không cần phải hoàn hảo, hoàn thành nó thật nhanh • và nói với mình bạn sẽ xem lại vào hôm sau và sửa lại những phần nào nếu nó làm bạn khó chịu. • Ngày hôm sau bạn sẽ bị quá tải với những công việc ưu tiên khác và báo cáo đó sẽ không làm bạn khó chịu.

  49. Cách thực hiện sự đánh đổi • Lan, 32 tuổi, một người thiết kế thời trang và là một người mẹ một mình. • Cô luôn cố gắng hoàn thành mọi công việc một cách hoàn hảo dù là quan trọng hay không. • Việc đó đã làm rối tung lịch của L, nó liên tục làm cô phải xao động. • Cô muốn dành thời gian chăm sóc con, nhưng cô không thể.

  50. Cách thực hiện sự đánh đổi Lan phải làm gì để tạo lại sự cân bằng: • Chấp nhận đánh đổi một cách tỉnh táo • Chấp nhận cô chỉ có thể thực hiện mục tiêu quan trọng nhất • Lan không cần phải làm hoàn hảo những việc không quan trọng để có thời gian cho những việc quan trọng khác.

More Related