1 / 41

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2. Giáo viên hướng dẫn : TS Đậu Thị Hoà Nhóm SV thực hiện : Tổ 2. Bắc Trường Sơn. Bắc Trường Sơn kéo dài từ thung lũng sông Cả đến đèo Hải Vân. KHÁI QUÁT CHUNG. Phía Tây giáp biên giới Việt- Lào, phía Đông giáp các đồng bằng duyên hải lấy theo đường độ cao 100m

todd
Télécharger la présentation

Địa lý tự nhiên Việt Nam 2

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 Giáo viên hướng dẫn : TS Đậu Thị Hoà Nhóm SV thực hiện : Tổ 2

  2. Bắc Trường Sơn

  3. Bắc Trường Sơn kéo dài từ thung lũng sông Cả đến đèo Hải Vân. KHÁI QUÁT CHUNG

  4. Phía Tây giáp biên giới Việt- Lào, phía Đông giáp các đồng bằng duyên hải lấy theo đường độ cao 100m Đây là một miền núi cổ, nằm giữa địa khối Pu Hoạt ở phía Bắc và khối Kon Tum ở phía Nam.

  5. 1. ĐỊA CHẤT • Trong suốt cổ sinh, Bắc Trường Sơn là địa máng bị sụt lún mạnh cùng với khu Tây Bắc thành tạo tầng trầm tích với bề dày đạt tới 12.000 m. • Vào giữa Cacbon - Pecmi, cũng như nhiều cũng như nhiều vùng trũng miền Bắc Việt Nam, Bắc Trường Sơn bị biển phủ nông, chế độ kiến tạo bình ổn, ít phân dị, thành tạo tầng đá vôi dày 600- 800 m.

  6. Vào chu kỳ kiến tạo Hecxini (cuối P- đầu T) đã kết thúc chế độ địa máng ở khu vực này. Các nếp uốn song song và so le, kèm theo hoạt động macma, xâm nhập granit đã tạo nên Bắc Trường Sơn ổn định và vững chắc không bị biến đổi bởi các chu kỳ kiến tạo sau.

  7. Bắc Trường Sơn cũng bị quá trình bán bình nguyên hóa Palêôgen, địa hình bị san bằng và hạ thấp đáng kể. Hoạt động tân kiến tạo làm cho khu này được nâng lên dạng vồng, biên độ nâng khoảng 600-900 m. Hiện tượng nghịch đoạn tầng đá tạo nên tích chất bất đối xứng của hai sườn: sườn Đông dốc mạnh ra biển, sườn Tây thoải dần từng bậc xuống thung lũng Mêcông.

  8. Đá vôi Nền địa chất rất phức tạp. Thành phần nham thạch gồm chủ yếu là đá tinh thạch cổ kết tinh, đá macma xâm nhập granit, phun trào riôlit, đá trầm tích, đá cát kết, phiến thạch sét, đá vôi,cát kết.

  9. Đá phiến sét

  10. 2. ĐỊA HÌNH • Do ảnh hưởng của Tân kiến tạo không mạnh lắm, nên Bắc Trường Sơn (BTS) chủ yếu là miền núi thấp. Độ cao trung bình từ 650- 750m, núi cao trên 1000m chiếm 10%. • Địa hình cao ở hai đầu, thấp ở giữa. • Sườn Đông BTS dốc mạnh xuống biển, địa hình bị cắt xẻ sâu.

  11. Từ B- N có 3 đơn vị địa mạo: • Từ hữu ngạn sông Cả đến đèo Mụ Giạ, đây là vùng núi trung bình, uốn nếp dạng khối làm thành một dải hẹp chạy dọc biên giới Việt Lào.

  12. Hang động đá vôi(Phong Nha- Kẻ Bàng) Từ Mụ Giạ đến Lao Bảo là khu vực thấp nhất của BTS. Đây là vùng đá vôi khô khan, hiểm trở, nhiều hang động ở phần ngoài.

  13. Dãy Bạch Mã (1444m) Từ Lao Bảo đến Hải Vân là vùng núi Tây Thừa Thiên, địa hình lại cao lên trên 1000m, có mưa nhiều, xâm thực sâu dữ dội, thung lũng hẹp, sâu, chảy ngoằn ngoèo.

  14. 3. Khí hậu • Khí hậu BTS mang tính chất chuyển tiếp giữa vùng núi phía Bắc và vùng núi phía Nam.

  15. Về mùa đông • Chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB nhưng đã yếu đi và biến tính mạnh • Gió mùa ĐB ảnh hưởng mạnh ở sườn phía Đông, hiếm khi qua phía tây, gió thường bị hút qua các đèo thấp

  16. Vào mùa hè • Chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn TN, nhiệt độ cao, thường 37- 38oC, độ ẩm không khí chỉ 50% • Xen kẽ với gió phơn TN là gió Tín phong ĐN, hoặc khối khí xích đạo nên cũng gây mưa

  17. Lượng mưa • BTS có lượng mưa lớn, trung bình lớn hơn 2000mm/năm, có sự chênh lệch giữa sườn đón gió và sườn khuất gió. • Do ảnh hưởng của gió phơn TN nên mùa mưa chậm dần vào thu đông • Hai sườn BTS có mùa mưa trái ngược nhau.

  18. 4. THỦY VĂN • BTS là khu vực có mạng lưới sông dày đặc, nhiều nước. • Các sông ở đây có đặc điểm ngắn, dốc, nhiều ghềnh thác. • Mật độ trung bình 1,1km/km2, có nơi 2,4 km/km2. • Môđun dòng chảy lớn trung bình 35 đến 50 l/s/km2, riêng Rào Cái đạt 79 l/s/km2.

  19. Chế độ nước phân hoá theo mùa rõ rệt: mùa lũ phía bắc Hà Tĩnh từ tháng 7 đến 10, phía nam Hà Tĩnh trở vào từ tháng 8-11, lũ cực đại vào tháng 9-10, có lũ tiểu mãn vào tháng 5. • Mùa lũ lượng nước chiếm từ 45 đến 90% tổng lượng nước năm, môđun dòng chảy lớn 1000-2500 l/s/km2.

  20. Lũ lụt ở Nghệ An Sông Cả vào mùa lũ Đặc điểm lũ lên nhanh và rút nhanh, thường chỉ kéo dài 1 đến 2 ngày. Lũ phần nhiều là do mưa, bão.

  21. Các sông chính: Các phụ lưu thuộc hữu ngạn sông Cả như Nậm Mô, Ngàn Sâu. Sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Bến Hải, sông Thạch Hãn, sông Hương.

  22. Sông Gianh

  23. Sông Thạch Hãn

  24. Sông Hương

  25. 5. THỔ NHƯỠNG • Do địa hình và chế độ nhiệt cao nên quá trình feralit ở khu vực này diễn ra mạnh hơn các khu phía Bắc, đất nhiệt đới lên cao hơn các khu khác 200-300m.

  26. Đất feralit có mùn trên núi, phát triển trên đá granit,tinh thạch cổ, ở độ cao 700-800->1700m. Phân bố ở miền núi dọc biên giới Hoành Sơn,Bạch Mã Các loại đất chính:

  27. Đất feralit đỏ vàng Đá ong Đất feralit đỏ vàng trên đá phiến và đá kết, phát triển tới 700-800m, do đặc điểm địa hình ít thuận lợi cho quá trình đá ong hoá, chỉ có vùng rìa hoặc chân núi quá trình này mới phát triển

  28. Đất đỏ nâu trên đá bazan, phân bố ở Bắc Trung Bộ từ Vĩnh Linh đến Lao Bảo, đất tốt.

  29. Đất mùn alit chiếm một diện tích nhỏ ở các đỉnh Pu Xai Lai Leng_Rào Cỏ, quá trình alít hoá mạnh, mùn thô, đất mỏng, xương xẩu, chua, đất ẩm Đất dốc tụ phát triển ở các thung lũng, đất thô pha cát,cuội sỏi, diện tích ít

  30. Đất phát triển trên đá vôi ở vùng núi phía tây Quảng Bình

  31. Do mưa nhiều, nhiệt độ cao nên rừng phát triển tốt, rừng nguyên sinh khu vực này có năng suất lớn nhất và có nhiều loại gỗ quý Cây trầm hương 6. SINH VẬT

  32. Sự giao thoa về thành phần loài phương Băc xuống, phương Nam lên và từ phía Tây sang làm cho thành phần loài phong phú có nhiều loài đặc hữu + Loài đặc hữu vẫn là họ Dầu như: Táu, Huỳnh + Thực vật phía Tây điển hình là: Săng lẻ + Thực vật phương Bắc thường gặp là dẻ rụng lá, họ Thích, họ Chè, Mộc Lan

  33. Săng lẻ • Mộc lan • Sồi

  34. Rừng còn nhiều hơn các khu phía Bắc • Có nhiều khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập để bảo tồn cảnh quan nguyên sinh với đa dạng sinh học của vùng. • Các vườn quốc gia: Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ Bàng, Bạch Mã.

  35. Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) • Cầy Vằn • Voọc

  36. Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) • Sao La • Vượn má vàng

  37. VQG Phong Nha- Kẻ Bàng(Quảng Bình) • Bướm ở Phong Nha • Thằn lằn

  38. VQG Bạch Mã • Gà lôi • Bò rừng

  39. BTS có các kiểu rừng: - Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới dưới 700-800m - Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi ở trên 700-800m - Rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm đến hơi khô nhiệt đới núi thấp trong các vùng có muà khô rõ - Trảng cỏ, cây bụi thứ sinh ở vùng khô nóng hoặc chân núi do khai thác quá nhiều

  40. Xin cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi ! Đà Nẵng, 10/2008.

More Related