1 / 42

Mô phỏng sự ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi tôm

Mô phỏng sự ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi tôm. Bùi Lai, Lê Thị Quỳnh Hà Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Thanh Hải. Nội dung. Mở đầu Mô hình thực nghiệm Kết quả nghiên cứu Biến động BOD 5 các chất gây ô nhiễm trong ao nuôi tôm Quá trình tự ô nhiễm trong ao nuôi tôm công nghiệp

danton
Télécharger la présentation

Mô phỏng sự ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi tôm

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Mô phỏng sự ô nhiễm chất hữu cơ trong ao nuôi tôm Bùi Lai, Lê Thị Quỳnh Hà Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Thanh Hải

  2. Nội dung • Mở đầu • Mô hình thực nghiệm • Kết quả nghiên cứu • Biến động BOD5 các chất gây ô nhiễm trong ao nuôi tôm • Quá trình tự ô nhiễm trong ao nuôi tôm công nghiệp • Kết luận và kiến nghị

  3. Mở đầu • Ô nhiễm môi trường, bệnh và dịch bệnh đang là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi và người quản lý trong nghề nuôi tôm sú. • Việc đánh giá tác động qua lại giữa nghề nuôi và môi trường đang thực hiện theo những cách tiếp cận khác nhau • Đánh giá nguồn gây ô nhiễm và mức lan truyền của quá trình nuôi tôm là công việc cần thiết

  4. Mở đầu (tt) • Nếu không tính đến ô nhiễm hóa học (thuốc trị bệnh, hóa chất) thì ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi tôm là quá trình “ô nhiễm nội sinh” (tự ô nhiễm). • Ô nhiễm nội sinh do 3 yếu tố cấu thành: thức ăn dư thừa, phân và dịch thải từ tôm nuôi. • “Mức” ô nhiễm và quá trình phân huỷ của các chất được xác định bằng nồng độ BOD5 theo thời gian.

  5. Mô hình thực nghiệm • Mô hình thực nghiệm xác định BOD5 • Thu gom vật chất gây ô nhiễm • Thức ăn sử dụng là thức ăn nuôi tôm hãng CP. • Phân tôm thu từ sàn ăn mắt lưới 2a = 1mm. • Dịch thải thu từ hỗn dịch qua giấy lọc hoặc qua ly tâm. Hỗn dịch được thu từ góc ao sau khoảng 2 giờ quạt nước vào những đêm tôm nuôi có tỷ lệ lột xác cao. Phân và dịch thải thu được bảo quản trong thùng nước đá trước khi phân tích.

  6. Mô hình thực nghiệm (tt) • Các thông số của điều kiện thí nghiệm • Nước thí nghiệm là nước lấy từ ao xử lý cấp nước cho ao nuôi. • Nhiệt độ nước 28 – 31°C. • Độ mặn của nước: 10 – 12 ‰. • pH = 8,2. • [DO]  5mg/l. • Hàm lượng chất thí nghiệm là 100mg/l.

  7. Mô hình thực nghiệm (tt) • Bố trí thí nghiệm • Phương án: có 3 phương án thí nghiệm cho 3 chất gây ô nhiễm. • Dãy thí nghiệm: Mỗi phương án có 12 đơn vị thí nghiệm (bình 1 lít) với khoảng cách thời gian là 1 ngày. • Số lần lặp lại: Mỗi đơn vị thí nghiệm được lặp lại 3 lần.

  8. Mô hình thực nghiệm (tt) • Thiết bị và chỉ số đo • BOD5 được đo bằng thiết bị Oxitop – HACH, Model 2173B (USA). • Nồng độ oxy xác định bằng máy đo TOA – WQC – 20A. • Độ ẩm được xác định bằng phương pháp khối lượng khi sấy vật mẫu ở nhiệt độ 105°C cho đến khi khối lượng cuối cùng không thay đổi.

  9. Biến động BOD5 (mg/l) của thức ăn dư phân thải và dịch thải

  10. Biến độngBOD5 từ thức ăn nuôi tôm theo thời gian

  11. Biến độngBOD5 từ thức ăn nuôi tôm theo thời gian – tổng hợp hai giai đoạn

  12. Biến động BOD5 do phân tôm theo thời gian

  13. Biến động BOD5 do dịch thải của tôm theo thời gian

  14. Các thông số tạo ra ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi

  15. Xấp xỉ số lượng tôm trên 1 ha

  16. PT thực nghiệm của các thông số trong ao

  17. Mô phỏng quá trình tự ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi tôm công nghiệp • Theo số liệu thống kê về sự biến động của các tham số: • số lượng tôm, thể trọng tôm, • khối lượng tổng đàn trên 1 ha, • lượng dịch thải ngày, • lượng thức ăn dư, • tỷ lệ phân thải, • Từ các tham số này có thể tính ra lượng phân thải ngày

  18. Mô phỏng quá trình tự ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi tôm công nghiệp (tt) • Tuy nhiên, số lượng thức ăn dư, phân, dịch thải trong nước ao nuôi còn phân hủy theo như các thí nghiệm đã chỉ ra. • Do đó đến ngày thứ k thì BOD5 do các thành phần này gây ra trong 1 ha ao nuôi tôm có độ sâu 1m sẽ là: • BOD5 của ao nuôi sẽ bằng tổng của ba quá trình này và BOD5 trong nước ao nuôi ban đầu.

  19. Mức ô nhiễm hữu cơ ao nuôi khi mật độ nuôi ban đầu là 20 cá thể/m2, mức nước 1,5m

  20. Mức ô nhiễm hữu cơ ao nuôi khi mật độ nuôi ban đầu là 30 cá thể/m2, mức nước 1,5m

  21. Mức ô nhiễm hữu cơ ao nuôi khi mật độ nuôi ban đầu là 40 cá thể/m2, mức nước 1,5m

  22. Mức ô nhiễm hữu cơ ao nuôi khi mật độ nuôi ban đầu là 50 cá thể/m2, mức nước 1,5m

  23. BOD tổng cộng trong ao nuôi với các giá trị mật độ thả giống khác nhau

  24. Khối lượng tôm thu hoạch được và BOD5 sinh ra do nuôi tôm

  25. Kết luận • Quá trình ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi tôm còn được gọi là “ô nhiễm nội sinh” do thức ăn dư thừa, phân và dịch thải của tôm nuôi tạo ra với mức độ khác nhau lần lượt theo thứ tự giảm dần là thức ăn, phân và cuối cùng là dịch thải của tôm nuôi. • Trong điều kiện hiếu khí ([DO]  5mg/l), đường cong phân huỷ BOD5 của vật chất gây ô nhiễm được biểu hiện bằng các biểu thức toán học với hệ số tương quan rất cao (R2 > 0,9) so với các giá trị phân tích thực nghiệm.

  26. Kết luận (tt) • Bằng các số liệu thực nghiệm và giả định về mức sống sót, lượng dịch và phân thải, thức ăn dư thừa của tôm nuôi, đã thiết lập được các phương trình toán học tương ứng và lập trình được quá trình ô nhiễm hữu cơ thành phần cũng như ô nhiễm hữu cơ tổng hợp từ ba nguồn kể trên. • Theo tiêu chuẩn nuôi tôm sú công nghiệp, mức độ ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi phụ thuộc vào mật độ thả ban đầu.

  27. Kết luận (tt) • Với hàm lượng hữu cơ nguồn nước cấp (BOD5) là 4mg/l, với các mật độ (cá thể/m2) ban đầu là 20, 25, 30 và 50, thời điểm ao nuôi bắt đầu bị ô nhiễm hữu cơ tương ứng (7mg/l) là 80, 70, 60 và 40 ngày tính từ thời điểm thả giống, khi mực nước ao nuôi duy trì ở mức 1,0m và 110, 90, 75 và 60 ngày đối với mực nước ao nuôi là 1,5m. • Từ thời điểm này, cần có các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ thích hợp

  28. Kiến nghị • Kết quả thí nghiệm và mô phỏng trên đây được coi là mô hình cơ sở để đánh giá mức độ và quá trình ô nhiễm hữu cơ cho vùng nuôi tôm với các bước đi tiếp theo là xây dựng nguồn dữ liệu “công nghệ nuôi tôm”, lập trình và xây dựng phần mềm cho “Quá trình lan truyền và phân hủy của các chất gây ô nhiễm hữu cơ trong vùng nuôi tôm”.

  29. Cám ơn sự chú ý!

  30. Các thông số đầu vào

  31. Các kết quả tính toán

  32. Các kết quả tính toán (tt)

  33. Các kết quả tính toán (tt)

  34. 20 con/m²

  35. 20 con/m²

  36. 30 con/m²

  37. 30 con/m²

  38. 40 con/m²

  39. 40 con/m²

  40. 50 con/m²

  41. 50 con/m²

More Related