1 / 67

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG. Chương 1: Dẫn nhập Chương 2: Các khái niệm chất lượng Chương 3: Quản lý chất lượng Chương 4: Đánh giá chất lượng Chương 5: Quản lý chất lượng toàn diện Chương 6: Xây dựng HTCL dựa trên ISO 9000 Chương 7: Kiểm soát chất lượng bằng thống kê. 1.

eileen
Télécharger la présentation

QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Chương 1:Dẫn nhập Chương 2:Các khái niệm chất lượng Chương 3: Quản lý chất lượng Chương 4: Đánh giá chất lượng Chương 5: Quản lý chất lượng toàn diện Chương 6: Xây dựng HTCL dựa trên ISO 9000 Chương 7: Kiểm soát chất lượng bằng thống kê 1

  2. 1. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) Một số định nghĩa về Quản lý chất lượng ‘’Quản lý chất lượng là phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động’’ (P Crosby – Mỹ) ‘’Quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng’’ ( ISO 8402) 2

  3. 1. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 1/ Kiểm tra chất lượng- I (Inspection) Là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu qui định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Kiểm tra chỉ phân loại sản phẩm đã được chế tạo, một cách xử lý chuyện đã rồi. 2/ Kiểm soát chất lượng- QC (Quality Control) Là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp, được sử dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu chất lượng 3

  4. 1. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 2/ Kiểm soát chất lượng- QC (Quality Control) (tt) Kiểm soát chất lượng là kiểm soát mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng gồm: + Kiểm soát con người thực hiện (Man) + Kiểm soát phương pháp và quá trình sản xuất (Method) + Kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào ( Material) + Kiểm soát bảo dưỡng thiết bị (Machine) + Kiểm soát môi trường làm việc (Enviroment) 4

  5. 1. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 2/ Đảm bảo chất lượng- QA (Quality Assurance) Là toàn bộ hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đầy đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng Đảm bảo chất lượng nhằm hai mục đích + Đảm bảo chất lượng nội bộ: Tạo lòng tin cho lãnh đạo + Đảm bảo chất lượng bên ngoài: Tạo lòng tin cho khách hàng và người liên quan 5

  6. 1. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 3/ Kiểm soát chất lượng toàn diện-TQC (Total Quality Control) TQC là một hệ thống quản lý nhằm huy động sự nổ lực hợp tác giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức vào các quá trình có liên quan đến chất lượng từ nghiên cứu thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách tiết kiệm nhất bằng cách phát hiện và giảm chi phí không chất Lượng, tối ưu hóa cơ cấu chi phí chất lượng 6

  7. 1. CÁC PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 4/ Quản lý chất lượng toàn diện- TQC(Total Quality Management) TQM là cách quản lý một tổ chức, quản lý trên toàn bộ của sản xuất kinh doanh nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng ở mọi công đoạn, bên trong và bên ngoài. Đặc điểm nổi bật TQM là cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng và huy động con người nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức 7

  8. 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 1/Khái niệm hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng (ISO 9000). Hệ thống là tập hợp các yếu tố có liên quan lẫn nhau hay tương tác: + Chính sách chất lượng: Là ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức + Mục tiêu chất lượng: Là điều định tìm kiếm hay nhắm tới có liên quan đến chất lượng 8

  9. 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 2/Mục tiêu hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng có hai mục tiêu liên quan với nhau là thói quen cải tiến và kỳ vọng hoàn thiện chất lượng + Cải tiến + Hoàn thiện chất lượng (Mục tiêu chủ yếu) 3/Nhiệm vụ hệ thống quản lý chất lượng Chất lượng được hình thành trong suốt quá trình sản phẩm. Vì vậy nhiệm vụ HTQLCL là phải thực hiện công tác quản lý trong toàn bộ chu trình chất lượng 9

  10. 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) Chu trình sản phẩm được phân thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn để xuất và thiết kế sản phẩm (Quan trọng) + Giai đoạn sản xuất + Giai đoạn sử dụng 4/Các biện pháp được sử dụng trong hệ thống QLCL Toàn bộ quá trình quản lý trong HTQLCL được thể hiện bằng vòng tròn chất lượng PDCA. Lập kế hoạch (PLAN): ++ Xác định mục tiêu và nhiệm vụ. ++ Xác định các cách đạt mục tiêu. ++ Huấn luyện đào tạo cán bộ 10

  11. 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 4/Các biện pháp được sử dụng trong HT QLCL(tt) - Thực hiện (DO): ++ Tiến hành công việc . Kiểm tra (CHECK) ++ Kiểm tra các kết quả thực hiện công việc Điều chỉnh (ACT) ++ Thực hiện các tác động quản lý thích hợp 11

  12. 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 5/Các nguyên tắc của HTQLCL(tt) 1. Định hướng vào khách hàng: 2. Sự lãnh đạo . 3. Sự tham gia của mọi thành viên 4. Chú trọng quản lý theo quá trình 5. Tính hệ thống 6. Kiểm tra & Quyết định dựa trên sự kiện, dữ liệu thực tế 7. Cải tiến liên tục 8. Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi 12

  13. 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 6/Các hoạt động của HTQLCL  Hoạch định chất lượng  Kiểm soát chất lượng  Đảm bảo chất lượng  Cải tiến chất lượng 7/Các đặc điểm của HTQLCL  Coi trọng phòng ngừa, làm đúng ngay từ đầu . HTQLCL liên quan đến chất lượng con người  Chất lượng là trước hết, không phải lợi nhuận trước hết 13

  14. 2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (QLCL) 7/Các đặc điểm của HTQLCL (tt)  Quản lý ngược dòng . Tiến trình tiếp theo chính là khách hàng  Quản lý chức năng ngang (chéo)  Đảm bảo thông tin và áp dụng thống kê chất lượng 14

  15. 3. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA HT QLCL TRONG DOANH NGHIỆP • Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô cũng như vi mô thực chất là một quá trình quản lý về chất lượng, mặt chất và con người, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là: Khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nhất các nguồn lực, để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn tối đa nhu cầu của xã hội với chi phí thấp nhất.

  16. 3. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA HT QLCL TRONG DOANH NGHIỆP • MỤC ĐÍCH: Khai thác mọi tiềm năng sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm mọi nguồn lực của tổ chức. Tiết kiệm thời gian. Cải thiện môi trường tốt hơn • MỤC TIÊU: Nâng cao năng suất và chất lượng Sản phẩm với chi phí thấp nhất. Nâng cao tinh cạnh tranh của Sản phẩm, hiệu quả Kinh Tế và uy tín của tổ chức. Q Lượng Chất Con người 16

  17. 4. QUÁ TRÌNH TẠO SẢN PHẨM 17

  18. 4. QUÁ TRÌNH TẠO SẢN PHẨM PROCESS SP,DV A B C D - Khuyến khích - Động viên - Ủy quyền - Kiểm tra - Thưởng phạt - Nghiêm khắc MBP Management By Process MBO Management By Objective

  19. 5. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QTCL

  20. 6. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG QTCL A/ Quản lý kỹ thuật: Hệ thống quản lý kỹ thuật – TMS (Technical Management System) B/ Quản lý tài chính và rủi ro: Hệ thống quản lý tài chính – FMS C/ Quản lý môi trường: Hệ thống quản lý môi trường – EMS (Environment Management System) D / Quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng – QMS Quality Management System E/ Quản lý an ninh xa hội OHSAS: Hệ thống đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 20

  21. 7. CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRONG MỘT TỔ CHỨC A/ Quản lý kỹ thuật: Hệ thống quản lý kỹ thuật – TMS (Technical Management System) B/ Quản lý tài chính và rủi ro: Hệ thống quản lý tài chính – FMS C/ Quản lý môi trường: Hệ thống quản lý môi trường – EMS (Environment Management System) D / Quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng – QMS Quality Management System E/ Quản lý an ninh xa hội OHSAS: Hệ thống đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 21

  22. 8. CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ FMS GMP, HACCP ISM Code SPS (Bắt buộc) ISO 14001 (Khuyến cáo) TMS EMS IMS SA 8000 OHSAS 18001 (Bắt buộc) ISO 9001 (Khuyến cáo) QMS SSMS Ghi chú TMS – Technical Management System QMS – Quality Management System EMS – Environment Management System SSMS – Social Safety Management System FMS – Financial Management System IMS – Integrated Management System

  23. 9. RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT) ÁP DỤNG CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN NÖÔÙC B CAÙC TIEÂU CHUAÅN CAÙC QUY CAÙCH CAÙC QUY ÑÒNH KYÕ THUAÄT QUAÙ TRÌNH VAØ CAÙC PPSX KIEÅM TRA THÖÛ NGHIEÄM CHÖÙNG NHAÄN SAÛN PHAÅM CHÖÙNG NHAÄN HEÄ THOÁNG DOØNG SAÛN PHAÅM THUAÄT NGÖÕ BIEÅU TÖÔÏNG NHAÕN HIEÄU DAÙN NHAÕN BAO GOÙI YEÂU CAÀU KHAÙC NÖÔÙC A CAÙC TIEÂU CHUAÅN CAÙC QUY CAÙCH CAÙC QUY ÑÒNH KYÕ THUAÄT QUAÙ TRÌNH VAØ CAÙC PPSX KIEÅM TRA THÖÛ NGHIEÄM CHÖÙNG NHAÄN SAÛN PHAÅM CHÖÙNG NHAÄN HEÄ THOÁNG DOØNG SAÛN PHAÅM THUAÄT NGÖÕ BIEÅU TÖÔÏNG NHAÕN HIEÄU DAÙN NHAÕN BAO GOÙI YEÂU CAÀU KHAÙC Hiệp định TBT tạo ra một cơ chế để giảm thiểu hoặc loại bỏ TBT (**) TBT – Technical Barriers to Trade- Có thể coi đây là phần chủ yếu của hàng rào PHI THUẾ QUAN áp dụng cho các nước đang phát triển hội nhập vào các nước phát triển.

  24. 10. TÁM (8) NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Nhận thức cần thiết của lãnh đạo cao nhất trong tổ chức nhằm dẫn dắt tổ chức thiết lập hệ thống quản lý chất lượng Tám nguyên tắc quản lý chất lượng này tạo thành cơ sở cho các tiêu chuẩn về HT quản lý chất lượng trong bộ ISO 9000 ISO 9000. 24

  25. NGUYÊN TẮC 1HƯỚNG VÀO KHÁCH HÀNG Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình vì thế cần hiểu rõ các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gằng vượt cao hơn sự mong đợi của họ Khách hàng Nhà cung cấp 25

  26. NGUYÊN TẮC 2SỰ LÃNH ĐẠO Lảnh đạo thiết lập Mọi tố chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình vì thế cần hiểu rõ các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gằng vượt cao hơn sự mong đợi của họ 26

  27. NGUYÊN TẮC 3SỰ THAM GIA CỦA MỌI NGƯỜI Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì tổ chức của doanh nghiệp 27

  28. NGUYÊN TẮC 3SỰ THAM GIA CỦA MỌI NGƯỜI 28

  29. NGUYÊN TẮC 4CÁCH TIẾP CẬN THEO QUÁ TRÌNH Sản phẩm là kết quả của quá trình, vì vậy để đạt được sản phẩm tốt cần phải quản lý tốt các quá trình liên quan đến việc tạo ra nó I QUÁ TRÌNH SX, GC, CB, DV… II Men Materials Machines III Sửa chữa được Chuyển mục đích sử dụng Phế phẩm Hủy Management 29

  30. NGUYÊN TẮC 5CÁCH TIẾP CẬN CÓ HỆ THỐNG ĐỐI VỚI QUẢN LÝ Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như một hệ thống sẽ đem lại hiệu lực và hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra I MỘT TỔ CHỨC SP, DV Các yếu tố bên ngoài 30

  31. NGUYÊN TẮC 6CẢI TIẾN LIÊN TỤC Việc cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức 31

  32. NGUYÊN TẮC 6CẢI TIẾN LIÊN TỤC 32

  33. NGUYÊN TẮC 6CẢI TIẾN LIÊN TỤC 33

  34. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ACT PLAN CẢI TIẾN DO CHECK DUY TRÌ Xem xét lại QMS Xây dựng các tiêu chuẩn, tài liệu mới ACT PLAN CHECK DO CẢI TIẾN Xem xét lại QMS Xây dựng các tiêu chuẩn, tài liệu mới DUY TRÌ ÁP DỤNG PDCA NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ

  35. NGUYÊN TẮC 7QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN SỰ KIỆN Mọi quyết định có hiệu lực dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. 35

  36. NGUYÊN TẮC 8QUAN HỆ HỢP TÁC CÙNG CÓ LỢI VỚI NGƯỜI CUNG ỨNG Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao nâng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị 36

  37. 11. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Theo ISO 9000 thì “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ đáp ứng các yêu cầu về chất lượng” Đảm bảo chất lượng nhằm cả hai (02) mục đích: Trong nội bộ tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và đối với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người khác có liên quan. 37

  38. 11. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Khi xem xét vấn đề đảm bảo chất lượng cần chú ý : (1).-Đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng không có nghĩa là chỉ đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của các tiêu chuẩn (quốc gia hay quốc tế) bởi vì trong sản xuất kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp không có quyền và không thể đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cụ thể . Nhưng như thế cũng chỉ mới đáp ứng được các yêu cầu mang tính pháp lý chứ chưa thể nói đến việc kinh doanh có hiệu quả được. 38

  39. 11. BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG (2).-Đối với việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng tương tự, toàn bộ sản phẩm xuất sang nước khác phải đáp ứng được yêu cầu của người đặt hàng nước ngoài. (3).-Những nhà lãnh đạo cấp cao phải ý thức được tầm quan trọng của đảm bảo chất lượng và phải đảm bảo cho tất cả mọi người trong tổ chức tham gia tích cực vào hoạt động đó và cần thiết phải gắn quyền lợi của mọi người vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 39

  40. 12. CÁC NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ ĐỂ BẢO ĐẢM CL 1/Chấp nhận việc tiếp cận từ đầu với khách hàng và nắm chắc yêu cầu của họ: Phải nhận dạng một cách rõ ràng điều gì khách hàng yêu cầu, đòi hỏi. Khách hàng nhiều khi chỉ nêu yêu cầu một cách mơ hồ, hoặc chỉ thể hiện một ước muốn được thỏa mãn nhu cầu từ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Các nhà sản xuất cùng với bộ phận Marketing phải làm sao nắm bắt được một cách rõ ràng, cụ thể những đòi hỏi của khách hàng và từ đó cụ thể hóa chúng thành những đặc trưng của sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp dự định cung cấp cho khách hàng. Không được cứ sản xuất rồi sau đó sẽ tìm cách làm cho khách hàng vừa lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình sau. 40

  41. 12. CÁC NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ ĐỂ BẢO ĐẢM CL 2/ Khách hàng là trên hết: Triết lý nầy phải được mọi người trong doanh nghiệp chấp nhận và cùng nhau nổ lực hết sức mình để thực hiện nó. Điều nầy có nghĩa là mọi nhân viên, bao gồm cả bộ phận bán hàng và hậu mãi, cũng như các nhà cung cấp của doanh nghiệp và các hệ thống phân phối đều có trách nhiệm đối với chất lượng. Việc đảm bảo chất lượng chỉ có thể thành công nếu mọi người cùng nhau tích cực thực hiện nó. Tất cả vì mục tiêu đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp. 41

  42. 12. CÁC NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ ĐỂ BẢO ĐẢM CL 3/Cải tiến liên tục chất lượng bằng cách thực hiện vòng tròn Deming (PDCA): Yêu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi không ngừng và có xu thế tăng lên dần, do đó, cho dù doanh nghiệp thực hành triết lý khách hàng trên hết, có các biện pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, tổ chức thiết kế sản phẩm có chất lượng và thực hiện đảm bảo chất lượng cũng không hoàn thiện một cách hoàn toàn. Chính vì thế, doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng liên tục để có thể lúc nào cũng thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách đầy đủ nhất. Việc áp dụng liên tục, không ngừng vòng tròn Deming sẽ giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm liên tục theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn chất lượng sản phẩm 42

  43. 12. CÁC NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ ĐỂ BẢO ĐẢM CL 4/Nhà sản xuất và nhà phân phối có trách nhiệm đảm bảo chất lượng: Khi một doanh nghiệp đưa sản phẩm hoặc dịch vụ vào tiêu thụ trong thị trường, họ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm của họ làm ra. 43

  44. 9. CÁC NGUYÊN TẮC TUÂN THỦ ĐỂ BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG 5/ Quá trình kế tiếp chính là khách hàng của quá trình trước: Quan niệm và chấp nhận công đoạn kế tiếp chính là khách hàng của mình thì trách nhiệm đảm bảo chất lượng phải được thực thi một cách nghiêm túc. Đến lượt công đoạn sau từ địa vị khách hàng trở thành nhà cung ứng cho công đoạn kế tiếp họ cũng sẽ thực hiện nguyên lý giao cho khách hàng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và cứ thế, mọi chi tiết, mọi cơ phận của sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không có khuyết tật và sản phẩm cuối cùng cũng sẽ là sản phẩm không có khuyết tật. Đảm bảo chất lượng bao gồm mọi việc từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi làm ra sản phẩm , bảo dưỡng, sữa chữa và tiêu hủy. Vì thế cần xác định rõ ràng các công việc cần làm ở mỗi giai đoạn để đảm bảo chất lượng trong suốt đời sống sản phẩm. 44

  45. 10. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Trong quá trình thiết kế sản phẩm:Một thiết kế có chất lượng, chắc chắn, phù hợp với điều kiện sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng trong khâu thiết kế, nhà sản xuất phải đảm bảo việc thu thập đầy đủ, chính xác các yêu cầu của khách hàng. Muốn thế, bản thân quá trình thu thập thông tin về nhu cầu khách hàng phải được đảm bảo chất lượng. Các yêu cầu nầy phải được chuyển thành các đặc tính của sản phẩm để làm sao thỏa mãn được khách hàng nhiều nhất với chi phí hợp lý. 45

  46. 13. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Trong quá trình sản xuất:Sau khi có được các thiết kế đảm bảo chất lượng, trong quá trình sản xuất phải đảm bảo việc khai thác một cách hiệu quả nhất các thiết bị, dây chuyền công nghệ đã lựa chọn để sản xuất ra các sản phẩm có những tính năng kỹ thuật phù hợp với thiết kế, đảm bảo mức chất lượng của sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. 46

  47. 13. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Trong quá trình sử dụng sản phẩm Thỏa mãn các khiếu nại khi cung cấp sản phẩm chất lượng thấp: Thông thường khách hàng chỉ khiếu nại đối với sản phẩm đắt tiền, còn những sản phẩm rẻ tiền đôi khi người tiêu dùng bỏ qua. Vì thế, những thông tin về chất lượng thấp của sản phẩm nào đó không đến được nhà sản xuất khi người tiên dùng lẳng lặng tìm mua sản phẩm tương tự của hảng khác. Các nhà sản xuất phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để có thể thu thập được những khiếu nại, những điểm không hài lòng của khách hàng. ngay cả đối với những sản phẩm rẻ tiền. Các nhà sản xuất có trách nhiệm thường xuyên triển khai những biện pháp đáng tin cậy để đảm bảo nghe được những ý kiến phản hồi của khách hàng. Họ luôn luôn cố gắng thỏa mãn một cách đầy đủ nhất mọi yêu cầu của khách hàng và luôn luôn coi khách hàng là luôn luôn đúng. 47

  48. 13. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Ấn định thời gian bảo hành: Bảo hành là một hoạt động cần thiết và quan trọng để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng. Ấn định thời gian bảo hành chính xác và hợp lý sẽ khiến cho người tiêu dùng thỏa mãn nhiều hơn. Song thông thường mọi khách hàng đều biết rằng một phần chi phí cho việc bảo hành đã được tính trong giá cả sản phẩm . Do đó. có thể nói rằng bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật là sự thỏa thuận giữa người kinh doanh và người tiêu dùng. Thuận lợi cho người tiêu dùng càng nhiều thì uy tín của nhà kinh doanh và lợi nhuận của họ càng cao. 48

  49. 13. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Lập các trạm bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và cung cấp phụ tùng thay thế: Đây là việc không kém phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi sử dụng. Độ tin cậy, tuổi thọ của sản phẩm chỉ được xác định trong quá trình tiêu dùng. Không thể sản xuất ra các sản phẩm có trục trặc trong quá trình khai thác, sử dụng, vì vậy cần thiết phải lập các trạm bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ và thường xuyên ở mọi nơi để: - Đảm bảo uy tín cho chính nhà sản xuất. - Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. - Thu thập các thông tin thị trường. 49

  50. 13. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng: Việc sử dụng không đúng, vận hành trong những điều kiện bất thường, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ không đầy đủ có thể làm nảy sinh những trục trặc trong quá trình sử dụng, thậm chí có thể làm hư hỏng sản phẩm. Đối với các sản phẩm có thời gian sử dụng dài cần phải có tài liệu hướng dẫn sử dụng. hướng dẫn kiểm tra định kỳ thật chi tiết. Đây là trách nhiệm của nhà sản xuất. Tài liệu cần in cả bằng tiếng địa phương và nêu rõ quyền lợi mà người tiêu dùng được thụ hưởng khi sử dụng sản phẩm và trách nhiệm của nhà sản xuất khi phát sinh những trục trặc. 50

More Related