1 / 110

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ. Người trình bày: Nguyễn Thị Cúc Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com. Các văn bản liên quan. Luật số 78/2006/QH 11 ngày ngày 29/11/2006 Luật SĐBS số 21/2012/QH12 ngày20/11/2012;

khalil
Télécharger la présentation

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THUẾ Người trình bày: Nguyễn Thị Cúc Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com

  2. Các văn bản liên quan • Luật số 78/2006/QH 11 ngày ngày 29/11/2006 • Luật SĐBS số 21/2012/QH12 ngày20/11/2012; • NĐ83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/ 9 /2013 • TT 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hiệu lực từ ngày 20/12/2013 và thay thế TT số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011, Các nội dung về QL thuế quy định tại Luật SĐBS và NĐ số 83/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại TT 156 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. NĐ129/2013/NĐ-CP ngày 16 /10 /2013 về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; TT 166/2003/TT-BTC ngày 15/11/2013 • TT số 80/2012 /TT-BTC ngày 22/ 05 năm 2012 về Đăng ký thuế

  3. Giới thiệu về Luật quản lý thuế • Luật số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007 • Luật SĐBS số 21/2012/QH12 ngày 20/11/2012; có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 • Đ/C thống nhất việc quản lý các loại thuế, phí, các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật

  4. Tư tưởng đổi mới của Luật quản lý thuế • Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định để thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật thuế. • Cơ quan thuế thực hiện vai trò hỗ trợ, giúp người nộp thuế hiểu được chính sách, cách kê khai, hoàn thành thủ tục. Đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục đúng thời hạn cho người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế • Công chức quản lý thuế phải đề cao trách nhiệm trong quá trình xử lý các công việc về thuế theo nội dung công việc được phân công; nếu không làm tròn trách nhiệm trong Luật đã quy định thì phải bồi thường vật chất.

  5. Tư tưởng đổi mới của Luật quản lý thuế Các quy định của Luật đã bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế: qui định đầy đủ các nội dung trong công tác quản lý thuế Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế.

  6. Nguyên tắc quản lý thuế 1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. 2. Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. 6

  7. Nội dung quản lý thuế • Đăng ký thuế • Khai thuế, tính thuế; • Ấn định thuế; • Nộp thuế; • Uỷ nhiệm thu thuế; • Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; • Thủ tục miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; • Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế; • Kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý rủi ro về thuế; • Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp luật thuế. • Xử phạt vi phạm hành chính về thuế

  8. I.Một số quy định chung về thủ tục HC thuế 1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế 1. VB giao dịch với cơ quan thuế bao gồm tài liệu kèm theo hồ sơ thuế, công văn, đơn từ và các tài liệu khác ..gửi đến cơ quan thuế. . Đối với những văn bản, hồ sơ phải nộp cơ quan thuế theo quy định thì người nộp thuế nộp 01 bộ. 2. Văn bản phải được soạn thảo, ký, ban hành đúng thẩm quyền; đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư. 3. Văn bản thực hiện thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

  9. 1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế • 4. Ngôn ngữ được sử dụng trong các tài liệu trong hồ sơ thuế là tiếng Việt.Tài liệu bằng tiếng NN thì phải được dịch ra tiếng Việt.. . NNT có thể tự dịch các tài liệu bằng tiếng NN, ký tên và đóng dấu và chịu trách nhiệm. Trường hợp tài liệu có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì NTTcó văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những ND, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế • Đối với hồ sơ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo HĐ tránh đánh thuế 2 lần thì tuỳ vào tính chất của từng loại HĐ và yêu cầu của CQT (nếu có), NNT cần dịch những ND chính trong HĐ như: tên HĐ, tên các ĐK trong HĐ, thời gian thực hiện HĐ  hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu NN… • Việc hợp pháp hoá lãnh sự đối với các giấy tờ, TL do CQ có thẩm quyền NN cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể

  10. 1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế 5. Trường hợp phát hiện VB giao dịch không đáp ứng được các YC nêu trên thì CQT yêu cầu khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. Thời điểm nhận được bản thay thế được coi là thời điểm nộpVB giao dịch. Trường hợp phát hiện văn bản giao dịch với cơ quan thuế không đáp ứng được các yêu cầu nêu trên thì cơ quan thuế yêu cầu người có văn bản giao dịch khắc phục sai sót và nộp bản thay thế. 6. Thời điểm CQT nhận được bản thay thế hoặc bản dịch có đầy đủ các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế được coi là thời điểm nhận văn bản giao dịch.

  11. 1. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế Uỷ quyền trong giao dịch với cơ quan thuế- Người đại diện theo PLcủa NNT có thể UQ cho cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký TUY các văn bản, hồ sơ giao dịch với CQ thuế. - NNT là CN có thể UY cho TC-CN khác (trừ trường hợp ĐL thuế thực hiện theo quy định) được thay mặt mình thực hiện giao dịch với CQ thuế thì phải có VBUY theo Bộ luật dân sự. - Văn bản UY phải quy định cụ thể thời hạn, phạm vi UY. VB uỷ quyền phải gửi CQT cùng văn bản, hồ sơ giao dịch lần đầu trong khoảng thời gian UY.

  12. 2.Quyền của người nộp thuế • 1. Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế; cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. • 2. Yêu cầuCQ QLthuế giải thích về việc tính thuế, ÂĐthuế;... • 3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của PL. • 4. Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của PL • 5. Ký HĐvới tổ chức kinh doanh DV làm thủ tục về thuế. • 6. Nhận văn bản kết luận KT thuế, thanh tra thuế củaCQQL thuế; yêu cầu giải thích nội dung kết luận KT thuế, thanh tra thuế; bảo lưu ý kiến trong BB kiểm tra thuế, thanh tra thuế. • 7. Được bồi thường thiệt hại do cơ quan thuế, công chức thuế gây ra theo quy định của pháp luật. • 8. Yêu cầu cơ quan QL thuế xác nhận việc TH nghĩa vụ nộp thuế của mình. • 9. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. • 10. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.

  13. 3.Nghĩa vụ của người nộp thuế • 1. Đăng ký thuế, sử dụng MST theo quy định của PL2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.4. Chấp hành chế độ KT, thống kê và quản lý, sử dụng HĐCT theo quy định của PL 5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, KT thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế. 6. Lập và giao HĐ-CT cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi HH, cung cấp DV theo quy định của PL.7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của TK mở tại NH , tổ chức TD ; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của CQthuế.8. Chấp hành QĐ, thông báo, YC của cơ quanQL thuế, công chức QL thuế theo quy định của pháp luật.9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của PL trong trường hợp người đại diện theo PL hoặc đại diện theo UQ thay mặt NNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.

  14. 4.Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế • 1. Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật. • 2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn PL về thuế; công khai các thủ tục về thuế. • 3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho NNT; công khai mức thuế phải nộp của hộ gia đình, CNKD trên địa bàn xã, phường, thị trấn. • 4. Giữ bí mật thông tin của NNTtheo quy định của Luật QLT. • 5. TH việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định • 6. Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật. • 7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền. • 8. Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu. • 9. Bồi thường thiệt hại cho NNTtheo quy định của Luật này. • 10. Giám định để xác định số thuế phải nộp của NNT theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  15. 5.Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế • 1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.4. Ấn định thuế.5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật.8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.

  16. 6.Trách nhiệm của các CQ liên quan chính trong QL thuế • Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý thuế • Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý thuế • . Trách nhiệm của các cơ quan khác của Nhà nước trong việc quản lý thuế • Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc tham gia quản lý thuế • Trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí trong việc quản lý thuế • . Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác trong việc tham gia quản lý thuế

  17. 7.Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn • 1. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thuế tại địa bàn xã, phường, thị trấn. • 2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn gồm có: • a) Đại diện Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an xã, phường, thị trấn; • b) Đại diện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; • c) Đại diện Chi cục thuế quản lý địa bàn xã, phường, thị trấn. • Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm chủ tịch. • 3. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý. Nội dung tư vấn phải được ghi nhận bằng biên bản cuộc họp của Hội đồng. • 4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.

  18. 8.Xây dựng lực lượng quản lý thuế • 1. Lực lượng quản lý thuế được xây dựng trong sạch, vững mạnh; được trang bị và làm chủ kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. • 2. Tiêu chuẩn công chức quản lý thuế: • a) Được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; • b) Có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, trung thực, liêm khiết, có tính kỷ luật, thái độ văn minh, lịch sự, tinh thần phục vụ tận tụy, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác; • c) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế. • 3. Nghiêm cấm công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế; thông đồng, nhận hối lộ, bao che cho người nộp thuế để trốn thuế, gian lận thuế; sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế.

  19. Hiện đại hoá công tác quản lý thuế • 1. Công tác quản lý thuế được hiện đại hoá về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học, kỹ thuật hiện đại trên cơ sở dữ liệu thông tin chính xác về người nộp thuế để kiểm soát được tất cả đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế; bảo đảm dự báo nhanh, chính xác số thu của ngân sách nhà nước; phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc, vi phạm pháp luật về thuế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. • 2. Nhà nước bảo đảm đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để áp dụng phương pháp quản lý thuế hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để từng bước hạn chế các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt của người nộp thuế. Chính phủ ban hành chính sách về hiện đại hóa quản lý thuế

  20. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế • 1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục về thuế theo thoả thuận với người nộp thuế. • 2. Quyền của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế: • a) Được thực hiện các thủ tục về thuế theo hợp đồng với người nộp thuế; • b) Được thực hiện các quyền của người nộp thuế theo quy định của Luậtnày và theo hợp đồng với người nộp thuế. • 3. Nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế • 4. Điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế

  21. Một số quy định chung về thủ tục HC thuế • .Cách tính thời hạn để thực hiện các thủ tục hành chính thuế • 1. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày” thì tính liên tục theo dương lịch, kể cả ngày nghỉ. • 2. Trường hợp thời hạn được tính bằng “ngày làm việc” thì tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, trừ ngày nghỉ theo quy định của pháp luật: • 3. Trường hợp thời hạn được tính từ một ngày cụ thể thì ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó. • 4. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó. • 5. Ngày đã nộp hồ sơ thuế để tính thời hạn giải quyết công việc hành chính thuế là ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ hợp lệ, đầy đủ giấy tờ, văn bản đúng theo quy định.

  22. II.Đăng ký thuế :TT Số: 80/2012/TT-BTC ( đã BS TT 156.2013) • 1.Khái niệm: • -Đăng ký thuế: ĐK thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho CQ quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với NN theo qui định • Tổng cục Thuế là cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về đăng ký thuế và cấp mã số thuế. • - Mã số thuế : Mã số thuế là một dãy các chữ số được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của các Luật, Pháp lệnh thuế; Pháp luật phí là lệ phí, bao gồm cả người nộp thuế XK, thuế NK. Mã số thuế gồm 2 loại là mã số thuế 10 chữ số và mã số thuế 13 chữ số (cấp cho CN hoặc ĐV trực thuộc của đơn vị được cấp mã số thuế 10 chữ số). • NNTchỉ được cấp1 mã số thuế duy nhất trong suốt quá trình hoạt động từ khi ĐK thuế cho đến khi không còn tồn tại.

  23. Đối tượng đăng ký thuế • .Đối tượng đăng ký thuế • 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, hàng hoá. • 2. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. • 3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. • 4. Tổ chức được ủy quyền thu phí, lệ phí. • 5. Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với luật pháp Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. • 6. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các vấn đề về thuế như: các Ban quản lý dự án, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế nhưng được hoàn thuế, hoặc được tiếp nhận hàng viện trợ từ nước ngoài. • 7. Tổ chức, cá nhân khác có phát sinh khoản phải nộp Ngân sách nhà nước

  24. Thời hạn đăng ký thuế • 1. Thời hạn đăng ký thuế • a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. • b) Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, được hoàn thuế phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày: • - Được cấp Giấy chứng nhận hoạt động hoặc Giấy phép thành lập, hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; • - Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh • Từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp, KT thuế...

  25. Hồ sơ Thủ tục ĐK thuế • ĐK thuế đối với DN: • Việc ĐK thuế thực hiện cùng với hồ sơ ĐKDN theo NĐ số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 / 04/ 2010 của CP và TT số 14/2010/TT-BKH ngày 04 / 06 / 2010 của Bộ KHĐT. • Khi hồ sơ ĐKDN đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN theo quy định, thông tin về hồ sơĐKDN được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký ĐKDN, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tạo mã số DN và chuyển mã số DN sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN để Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp cho DN.

  26. Hồ sơ Thủ tục ĐK thuế • Đối với các đối tượng khác thực hiện theo TT số 80/2012 /TT-BTC ngày 22/ 05 năm 2012 • -. Thời gian giải quyết hồ sơ: 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế theo quy định (áp dụng chung đối với các thủ tục tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp và chấm dứt hiệu lực mã số thuế). • 3 Quy định hồ sơ: Người nộp thuế nộp 01 (một) bộ hồ sơ duy nhất (áp dụng chung đối với các thủ tục tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp và chấm dứt hiệu lực mã số thuế).

  27. Hồ sơ Thủ tục ĐK thuế • 2. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là tổ chức sản xuất kinh doanh không thành lập theo Luật Doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc • a) Đối với tổ chức sản xuất kinh doanh • Hồ sơ đăng ký thuế gồm: • - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 01-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư TT số 80/2012và các bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế (nếu có); • - Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

  28. Hồ sơ Thủ tục ĐK thuế • 3. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân kinh doanh • - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 03-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80 • - Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có); • - Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân đội hoặc hộ chiếu. • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

  29. Hồ sơ Thủ tục ĐK thuế 4. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế 5. Hồ sơ đăng ký thuế đối với bên Việt Nam nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài 6. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí • 7. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người nộp thuế là cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân gồm • - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 05-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 80; • - Bản sao không yêu cầu chứng thực Chứng minh nhân dân hoặc chứng minh quân đội hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài.....

  30. Hồ sơ Thủ tục ĐK thuế • 8. Hồ sơ đăng ký thuế đối với NNT là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (có hoàn thuế GTGT) • 9. Hồ sơ đăng ký thuế đối với NNT là tổ chức được UQ thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; các chủ DA; tổ chức khấu trừ thuế TNCN nhưng đơn vị không có HĐSXKD. • 10. Đối với một số ngành, nghề đặc biệt do các Bộ, ngành cấp giấy phép hoạt động (như tín dụng, luật sư, công chứng, dầu khí, bảo hiểm, y tế hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác) thì sử dụng giấy phép này thay cho Giấy chứng nhận đăng ký KD, quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư trong hồ sơ đăng ký thuế. • 11. Đối với NNTsử dụng đất phi nông nghiệp là cá nhân, cơ quan thuế tự động cấp MST khi nhận hồ sơ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của năm đầu tiên.

  31. Nơi nộp hồ sơ đăng ký thuế . DN và các ĐV trực thuộc thành lập theo Luật DN, nộp hồ sơ tại cơ quan Đăng ký kinh doanh • 2. DN, tổ chức khác và các đơn vị trực thuộc ĐK thuế tại Cục Thuế nơi đặt trụ sở. • 3. TC-CN có trách nhiệm KT và nộp thay thuế ĐK thuế tại cơ quan thuế trực tiếp QL nơi có trụ sở. Riêng đối với CN nộp thuế TNCN thông qua cơ quan chi trả TN thì nộp tờ khai ĐK thuế tại cơ quan chi trả TN ; Cơ quan chi trả TN tổng hợp tờ khai của từng CN để nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. • 4. CN thuộc diện nộp thuế TNCN tự nộp trực tiếp, ĐK thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh TN chịu thuế, nơi ĐK hộ khẩu. • 5. HTX tổ hợp tác, hộ, CN KD đăng ký thuế tại Chi cục thuế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

  32. Giấy CN ĐK thuế, Thời hạn cấp a) Giấy chứng nhận đăng ký thuế: ký thuế được cơ quan thuế cấp “Giấy chứng nhận đăng ” theo mẫu số 10-MST ban hành kèm theo TT 80 (trừ cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN và các trường hợp được cấp Thông báo MST). b) Thẻ MST cá nhân: đối với Cá nhân thuộc diện nộp thuế TNCN : “Thẻ MST cá nhân” c) Thông báo MST đối với: • NNT có phát sinh các HĐKD mới hoặc mở rộng HĐKD sang địa phương khác không thành lập CN hoặc đơn vị trực thuộc; • CN, nhómCN KD thiếu CMND hoặc thiếu giấy chứngCN ĐKKD; • - Cá nhân nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; • - Bên VN nộp thay cho thuế nhà thầu, NT phụ nước ngoài; • - Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang; • . Thời hạn cấp chứng nhận đăng ký thuế • CQ thuế có trách nhiệm cấp chứng nhận ĐKT không quá 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ .

  33. Thay đổi thông tin đăng ký • Trách nhiệm và thời hạn thông báo thay đổi thông tin đăng ký • 1. Đối với DN thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. • 2. Các tổ chức, hộ gia đình và CN khác thực hiện thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo TT 80 • Đối với NNT đã được cấp ĐKT nhưng chưa TB thông tin về các TK của NNT đã mở tại các NHTM, tổ chức TD với cơ quan thuế trước thời điểm NĐ 83/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì phải TB bổ sung tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin ĐKT theo mẫu số 08-MST TT 156/2013 , chậm nhất ngày 31/ 12 /2013. • NNT trong quá trìnhSXKD , khi có thay đổi, BS số tài TK tại các NHTM, tổ chức TD thì phải TB cho CQ Thuế trực tiếp QL trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày PS sự thay đổi tại Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin ĐKT theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo TT 156 (thay thế Tờ khai điều chỉnh mẫu số 08-MST ban hành kèm theo TT số 80/2012/TT-BTC).

  34. Sử dụng mã số thuế • 1. Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. • 2. Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước. • Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản

  35. Sử dụng mã số thuế • Chấm dứt hiệu lực mã số thuế • 1. Mã số thuế chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây: • a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động; • b) Cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. • 2. Khi phát sinh trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế và công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. • 3. Cơ quan thuế thông báo công khai việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

  36. III.Khai thuế, tính thuế • Khái niệm và nguyên tắc khai, tính thuế • Khai thuế là việc người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp theo quy định • Nguyên tắc: • Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. • Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định:như ấn định thuế, thuế khoán...

  37. Khai thuế, tính thuế • Đối với loại thuế khai theo tháng, quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không PS nghĩa vụ thuế hoặc đang thuộc diện được hưởng ƯĐ, miễn giảm thuế thì vẫn phải nộp HS khai trừ trường hợp đã chấm dứt HĐ phát sinh nghĩa vụ thuế và trường hợp tạm ngừng kinh doanh và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế • Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu HĐPS nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý. Kỳ tính thuế năm của thues TNDN, Tài nguyên được tính theo năm DL hoặc năm TC . Kỳ tính thuế năm của các loại thuế khác là năm DL. • NNT trong thời gian tạm ngừng KD và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế

  38. Khai thuế, tính thuế • Hồ sơ khai thuế • Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng: • Tờ khai thuế tháng; • Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào;bán ra; • Các tài liệu khác có liên quan • Hồ sơ khai thuế với kỳ tính thuế năm • Tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan • Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý: tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính; • Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm: tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế. • Hồ sơ khai thuế với loại thuế khai, nộp theo từng lần phát sinh: chấm dứt KD,chuyển đổi , tổ chức lại....

  39. Khai thuế thông qua đại lý thuế • NNT có thể gửi tờ khai thuế thông qua tổ chức kinh soanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế) theo hợp đồng dịch vụ; • Đại diện theo pháp lụât của đại lý thuế ký tên, đóng dấu vào phần đại diện hợp pháp của NNT trên văn bản, hồ sơ giao dịch với cơ quan thuế; • Ghi họ tên, chứng chỉ hành nghề của nhân viên đại lý thuế trên tờ khai thuế;

  40. Khai thuế thông qua Đại lý thuế • NNT gửi cho CQT thông báo bằng văn bản vv sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế kèm theo bản chụp hợp đồng dịch vụ có xác nhận của NNT trong thời hạn 5 ngày trước khi thực hiện lần đầu các công việc theo hợp đồng; • CQT thông báo những vấn đề liên quan đến văn bản, hồ sơ thuế do đại lý thuế thực hiện theo uỷ quyền, thông báo bổ sung hồ sơ thuế... cho đại lý thuế, đại lý thuế thông báo cho NNT; => Khai đầy đủ thông tin về Đại lý thuế trên Tờ khai thuế: Tên, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại... liên hệ của Đại lý thuế; Số, ngày của Hợp đồng dịch vụ giữa Đại lý thuế và NNT.

  41. Đối tượng nộp thuế khoán, loại thuế AD thuế khoán Đối tượng nộp thuế theo PP khoán gồm: • a) CN, nhóm CNKD không ĐKKD hoặc thuộc đối tượng không phải ĐKKD. không ĐK thuế và không thực hiện ĐK thuế theo thời hạn đôn đốc đăng ký thuế của cơ quan thuế. • b) CN, nhóm CNKD không thực hiện chế độ kế toán, HHĐ-CT. • c) CN, nhóm CNKD không thực hiện đúng chế độ kế toán, HĐ-CT dẫn đến không xác định được số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh. • d) CN, nhóm CNKD khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưu động, không thường xuyên. . Loại thuế áp dụng theo phương pháp khoán bao gồm: • a) Thuế giá trị gia tăng. • b) Thuế tiêu thụ đặc biệt. • c) Thuế thu nhập cá nhân. • d) Thuế tài nguyên. • đ) Phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản.

  42. Thời hạn khai thuế

  43. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, • Gia hạn: Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. • Thời gian gia hạn: không quá 30 ngày với hồ sơ khai thuế tháng, thuế năm, thuế tạm tính, thuế theo từng lần phát sinh; 60 ngày với hồ sơ khai quyết toán thuế.

  44. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, Thủ tục gia hạn: • NNT phải gửi đến CQ thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế VB đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộpHS khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận củaUBND xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn. • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được VB đề nghị gia hạn nộp HS khai thuế, CQ thuế phải trả lời bằng VB về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp HS khai thuế. Nếu CQ thuế không có VB trả lời thì coi như đề nghị được chấp nhận.

  45. Khai bổ sung HS khai thuế • Sau khi hết hạn nộp HS khai thuế theo quy định, NNTphát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

  46. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế • Có thể khai bổ sung, điều chỉnh cho tất cả các TK thuế theo kỳ tính thuế có sai sót, nhầm lẫn đã gửi đến CQ thuế; Đối với các TK thuế lập theo từng lần phát sinh nếu có sai sót, nhầm lẫn thì lập lại tờ khai mới, không khai điều chỉnh, bổ sung; • Tờ khai bổ sung, điều chỉnh được lập lại đầy đủ các chỉ tiêu và với số liệu đúng; • Việc khai bổ sung, điều chỉnh có thể làm tăng/giảm hoặc không thay đổi tiền thuế. Nếu khai bổ sung, điều chỉnh không làm thay đổi tiền thuế thì không cần lập Bản giải trình mẫu 01/KHBS kèm theo; • Nếu khai BS hồ làm tăng tiền thuế phải nộp thì tự xác định tiền chậm nộp, căn cứ vào số tiền thuế phải nộp tăng thêm, số ngày chậm nộp và mức tính chậm nộp theo quy định. Trường hợp NNT không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho NNT biết

  47. Ấn định thuế • Ấn định thuế là việc CQ thuế XĐ số thuế phải nộp và YC người nộp thuế chấp hành nộp thuế theo quyết định ấn định thuế của CQ thuế trong trường hợp NNT không KK hoặc kê KK thuế không đầy đủ, trung thực • Nguyên tắc ấn định thuế • Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế. • Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp.

  48. Ấn định thuế • 1. Ấn định thuế đối với trường hợp NNT vi phạm PL thuế • a) Không đăng ký thuế • b) Không nộp HS khai thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn • c) Không BS, hoặc BS không đầy đủ HS khai thuế theo yêu cầu của CQ thuế • d) Không xuất trình tài liệu KT, HĐCT và các tài liệu LQ đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của NNT; • e) Trường hợp KT thuế, T.TR thuế, có căn cứ CM hạch toán KT không đúng quy định, số liệu không đầy đủ, chính xác, trung thực • g) Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán TS ; • h) Đã nộp HS khai thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

  49. Ấn định thuế • NNT theo PP kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp: • a) Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp. • b) Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường.

  50. Ấn định thuế . Đối với một số ngành nghề HĐKDqua kiểm tra phát hiện sổ sách, kế toán, hoá đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc có vi phạm pháp luật về thuế hoặc có phát sinh bất hợp lý trong việc kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu hoặc ấn định doanh thu, thu nhập chịu thuế. Việc ấn định doanh thu, thu nhập để xác định số thuế phải nộp dựa trên một hoặc một số tiêu chí đã được xác định rõ như chi phí thuê nhà, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí nguyên nhiên vật liệu...Việc ấn định này do Bộ Tài chính quy định cụ thể áp dụng đối với từng ngành nghề, hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ

More Related