1 / 125

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM 2011 - 2020

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM 2011 - 2020. Tháng 12 năm 2010. Chương 1. MỞ ĐẦU. 1.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Télécharger la présentation

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM 2011 - 2020

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM 2011 - 2020 Tháng 12 năm 2010

  2. Chương 1. MỞ ĐẦU

  3. 1.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcphục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Thực tiễn phát triển giáo dục của nước ta đã cho thấy cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Quán triệt quan điểm của Đảng “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển” và theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xây dựng “Chiến lược phát triển Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2020” với những điều chỉnh cần thiết, tạo những chuyển biến cơ bản của giáo dục trong giai đoạn mới.

  4. 1.2. HỆ THỐNG VĂN BẢN, CƠ SỞ PHÁP LÝ 1.Nghị quyết Trung Ương 2 (khoá VIII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khoá XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo Dục 2005 và tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bảnvà toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 4. Nghị quyết số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010. 5. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính Phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 6. Quyết định số 412/TB-ĐHNL-VPHT của Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ban hành ngày 30/3/2010 về “Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị Số: 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/02/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. 7. Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012

  5. 8. Luật giáo dục. 2005. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 9. Luật Khoa học và Công nghệ (Số 21/2000/QH10 ngày 09/6/2000). 10. Điều lệ trường Đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2003 11. Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2010. 12. Dự thảo Quy định chế độ làm việc của giảng viên. Đại học Nông Lâm TP.HCM. 2009. 13. Các hoạt động quản lý giáo dục và đào tạo ở trường đại học cao đẳng. Học viện Quản lý Giáo dục. 2010. 14. Tiêu chuẩn về thiết kế trường đại học TCVN 3891-1985. 15. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở sinh viên số 14/2009/TT-BXD. 16. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020. Bộ Giáo dục và Đào tạo. 17. Quyết định số 693/QĐ-BGDĐT ngày 07/02/2007.Bộ Giáo dục và Đào tạo. 18. Công văn số 1325/BGDĐT- KHTC ngày 09/02/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: V/v hướng dẫn xác định số sinh viên, học sinh quy đổi trên một giảng viên, giáo viên quy đổi.

  6. Chương 2. CĂN CỨ ĐỊNH HƯỚNG

  7. 2.1.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 A. Những thành tựu - Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. - Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến bộ. - Tất cả các tỉnh, thành phố đã được công nhận chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang phổ cập trung học cơ sở. - Công tác xã hội hóa giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu. - Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện. - Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến. B. Những yếu kém - Cơ cấu giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo, trong đó giáo dục nghề nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. - Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới. - Chương trình giáo dục đại học còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu.

  8. 2.2. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2009 – 2020 - Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao, là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế và tăng nhanh bền vững. - Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội,tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển xã hội.

  9. 2.3. CÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2009-2020 - Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý: trong giáo dục đại học, nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mô giáo dục đại học ngoài công lập, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên trong cả nước. Đến năm 2020, có khoảng 15.000 sinh viên nước ngoài đăng ký vào học tại các trường đại học Việt Nam. - Chất lượng và hiệu quả của giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế.Trong giáo dục đại học, sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề. Đến năm 2020, có ít nhất 5% tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ ngang bằng sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học hàng đầu trong khối ASEAN, 80% số sinh viên tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc. - Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.

  10. 2.4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2009 – 2020 - Đổi mới quản lý giáo dục. - Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lươi cơ sở giáo dục. - Đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục. - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục. - Xã hội hóa giáo dục. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục. - Gắn đào tạo với nhu cầu xã hội. - Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học được ưu tiên. - Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. - Xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến.

  11. Chương 3. BỐI CẢNH XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

  12. 3.1. Vai trò của Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM đối với phát triển kinh tế xã hội và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành, vùng Các tỉnh miền Đông Nam bộ, cực Nam Trung bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là những khu vực có ảnh hưởng quyết định đến chiến lược phát triển chiến lược của Trường. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận hữu cơ của chiến lược chung phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu chiến lược cho thời kỳ then chốt của sự Nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn của các vùng kinh tế trọng điểm (Bắc bộ, Trung bộ, miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Nguồn nhân lực nếu được quan tâm đầu tư và được phát huy đúng mứcthông qua đào tạo kiến thức chuyên môn kỹ thuật và kinh tế, nghiệp vụ quản lý, thị trường… cũng như các chính sách vĩ mô và vi mô khác của nhà nước, chắc chắn sẽ có những đóng góp hết sức quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước và đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

  13. Hội đồng tư vấn Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng Đảng bộ Công đoàn Đoàn thanh niên Hội cựu chiến binh 3.2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC

  14. 3.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC A. Đào tạo đại học - Các ngành đào tạo hệ đại học: Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm; Bảo quản CBNSTP và Dinh dưỡng người; Bảo quản CBNS và vi sinh thực phẩm; Bảo vệ thực vật; Cảnh quan; Cơ khí Bảo quảnchế biến nông sản thực phẩm; Cơ khí Nông Lâm; Cơ điện tử; Công nghệ hóa học; Công nghệ giấy-Bột giấy; Công nghệ thông tin; Công nghệ nhiệt lạnh; Công nghệ sinh học; Công nghệ kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ địa chính; Chăn nuôi; Chế biến thủy sản; Chế biến lâm sản; Điều khiển tự động; Hệ thống thông tin địa lý; Kế toán; Kinh doanh nông nghiệp; Kinh tế; Kinh tế tài nguyên môi trường; Khuyến nông và phát triển nông thôn; Kỹ thuật môi trường; Lâm nghiệp; Nông học; Nông lâm kết hợp; Nuôi trồng thủy sản và Ngư y; Quản lý tài nguyên rừng; Quản lý đất đai; Quản lý thị trường bất động sản; Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh thương mại; Quản lý môi trường; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái; Sư phạm kỹ thuật; Thú y và dược thú y; Tiếng Anh; Tiếng Pháp. - Các ngành đào tạo hệ cao đẳng: Công nghệ tự động; Công nghệ kỹ thuật ôtô; Công nghệ nhiệt lạnh; Công nghệ cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuiật cơ khí; Kế toán; Khuyến nông; Nông Lâm kết hợp; Lâm sinh; Quản trị kinh doanh; Trồng trọt..

  15. So với trước đây, hiện nay điều kiện giảng dạy trong nhà trường dần dần được cải thiện, phần lớn các phòng có đủ máy chiếu, hệ thống âm thanh, một số phòng được trang bị máy lạnh. Thư viện đang trong quá trình cải tiến theo hướng vi tính hóa, số thầy cô giáo và sinh viên đến với thư viện ngày càng tăng. Trường đang từng bước mở rộng ngành nghề phục vụ cho yêu cầu thực tế của xã hội.Một số chương trình hợp tác quốc tế phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường có hiệu quả kinh tế xã hội rất cao. Nhà trường có chính sách hỗ trợ tích cực điều kiện sinh hoạt, học tập cho sinh viên. Ký túc xá phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho sinh viên đạt tiêu chuẩn sạch, đẹp. Các chính sách hỗ trợ học tập cho sinh viên như giảm học phí cho sinh viên nghèo, diện chính sách, sinh viên vùng lũ lụt…

  16. B. Đào tạo sau đại học Các ngành/chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ hiện nay

  17. Số lượng ngành đào tạo sau đại học Tổng hợp quy mô đào tạo sau đại học (số lượng học viên/năm)

  18. Tổng hợp quy mô đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp

  19. 3.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Khó khăn: - Một số đơn vị trong trường còn thiếu thốn phương tiện trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu. - Chưa có cơ chế liên kết giữa các viện và trường để sử dụng hiệu quả nguồn lực. - Kinh phí nghiên cứu khoa học còn ít và các thủ tục hành chính còn nhiều khó khăn. - Các Bộ, ngành sử dụng người do trường đào tạo chưa quan tâm đến hệ thống trường nông nghiệp trong việc giao nhiệm vụ và phân bổ kinh phí nghiên cứu. - Các doanh nghiệp nước ngoài, trong nước sử dụng lao động không có đóng góp cho đào tạo vì nhà nước chưa có những định chế điều chỉnh về lĩnh vực này.

  20. Số lượng đề tài/dự án nghiên cứu khoa học Số lượng bài báo khoa học

  21. Kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học

  22. Số lượng công trình nghiên cứu khoa học của các đơn vị trong Trường

  23. 3.5. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC + Quy mô: Có đủ số lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường đã xây dựng cơ cấu đội ngũ giảng viên phù hợp theo điều kiện thực tế của Trường. Tuy nhiên, việc quy chuẩn về tỷ lệ CBGD/SV hiện nay đối với trường đại học đa ngành còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy cơ cấu đội ngũ giảng viên hiện tại của Trường được vận dụng dựa trên yếu tố: (1) Số giờ giảng/CBGD; (2) nhu cầu mở ngành mới; (3) khối chuyên ngành; Số lượng Sinh viên chính quy và sinh viên không chính quy và được xây dựng trên cơ sở cấp khoa. Đến nay trường đã có 885 cán bộ viên chức: trong đó Cán bộ giảng dạy là 611 ( TS là 106; ThS là 226; ĐH là 279), cán bộ NCKH và chuyển giao công nghệ 21 (TS là 5; ThS là 1; ĐH là 15), cán bộ phục vụ giảng dạy 244 (ĐH 85) và Cán bộ quản lý hành chính là 9 (ThS là 5) + Cơ cấu: Cơ cấu về ngạch giảng viên chính 16,3% về thâm niên công tác: có tỷ lệ 29,1.% CBGD có thâm niên trên 20 năm , có tỷ lệ 13,74% cán bộ có thâm niên từ 10 đến 20 năm và có tỷ lệ 57,2% CBGD có thâm niên dưới 10 năm; về tuổi đời có 35,78% cán bộ tuổi dưới 31; có 26,2% cán bộ tuổi từ 31 – 40 ; có 17,89 % cán bộ tuổi từ 41 – 50, và có 20,12 % cán bộ có trên 50 tuổi. Cơ cấu độ tuổi của CBGD của Trường cho thấy có sự trẻ hoá và có kế thừa giữa các độ tuổi.

  24. Tính đến tháng 6 năm 2010 số lượng và trình độ cán bộ trong trường như sau: Phân loại cán bộ trường đại học Nông Lâm

  25. Thống kê số lượng cán bộ công chức trường năm 2010

  26. 3.6. THỰC TRẠNG HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ A. Hợp tác trong nước: Hầu hết các trường và các viện trong ngành nông nghiệp đều có quan hệ hợp tác chặt chẽ với trường Đại học Nông Lâm TP.HCMnhư: Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Nghiên cứu cao su, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm Dâu tằm tơ Bảo Lộc và các Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ và Trung tâm Khuyến nông của các địa phương. B. Hợp tác quốc tế: Công tác quan hệ quốc tế của Trường được đánh giá là một trong những trường mạnh nhất trong cả nước. Tính từ năm 1987 đến năm 2009, Trường đã ký kết văn bản hợp tác nghiên cứu và đào tạo với hơn 121 trường đại học, viện nghiên cứu. Trường đã quan hệ với 30 nước để thực hiện 68 dự án quốc tế. Tính từ 1985 đến nay, trường tiếp nhận 41 tiến sỹ, 82 thạc sỹ đào tạo ở nước ngoài, 480 lượt người học tập tham quan nước ngoài. Hằng năm tổ chức khoảng 10 -15 cuộc hội thảo, huấn luyện quốc tế. Trường được giao nhiệm nhiệm vụ điều phối viên quốc tế một số dự án hợp tác quốc tế khu vực châu Á và đã hoàn thành xuất sắc trọng trách này, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về công tác hợp tác quốc tế (1997), Bộ Nông nghiệp Pháp tặng “Huân chương Nông nghiệp bội tinh” cho 1 PGS của Trường.

  27. Số lượng các chương trình hợp tác quốc tế Số lượng đào tạo và NCKH thông qua các chương trình hợp tác quốc tế

  28. 3.7. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT Tổng giá trị tài sản năm 2010 Giá trị TSCĐ bình quân/1 SV: 7.629.715 đồng/SV (tính trên số lượng sinh viên đại học và cao đẳng có đến năm 2010 là 25.486 đã nêu tại mục 3.2.1.b)

  29. Tổng diện tích đất nhà trường đang quản lý sử dụng

  30. Ngoài ra, hiện nay nhà trường đã được phê duyệt thành lập 02 phân hiệu tại tỉnh Gia Lai và tỉnh Ninh Thuận với diện tích đất của cả hai phân hiệu khoảng 78,5 ha. Tổng diện tích đất tại hai phân hiệu của nhà trường

  31. Tổng diện tích sàn xây dựng của các công trình chính phục vụ học tập trong toàn trường

  32. So với tiêu chuẩn về thiết kế trường đại học TCVN 3891-1985 và tiêu chuẩn thiết kế nhà ở sinh viên số 14/2009/TT-BXD, thì hiện nay, cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được. • Trang thiết bị máy móc phục vụ thí nghiệm, thực hành thực tập ở nhiều Khoa, Bộ môn vừa thiếu, vừa lạc hậu, đặc biệt là các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học đã lạc hậu nhiều so với thị trường ngoài. • Trong hoàn cảnh hiện nay, nhà trường đang phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, cho nên nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng của thiết bị phục vụ đào tạo là rất lớn. Nhà trường cần phải có những bước phát triển nhanh thì mới có thể theo kịp qui mô đào tạo hiện nay, cũng như trong những năm tới.

  33. 3.8. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH 2006 - 2010 Nguồn lực tài chính và hoạt động tài chính Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trực thuộc ĐHNL gồm có các đơn vị thanh toán và các đơn vị tự hạch toán nội bộ. ĐHNL được Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp có thu(tự trang trải một phần kinh phí hoạt động thường xuyên). Ngoài các khoản kinh phí ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ bảo đảm hoạt động thường xuyên(theo mức Bộ GD&ĐT giao mỗi năm được tăng theo tỷ lệ quy định của Thủ tướng Chính phủ), ĐHNL còn có các khoản thu theo quy định hiện hành, gồm: Thu học phí GD&ĐT, thu lệ phí tuyển sinh và các khoản thu hợp pháp khác (như thu lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ, thu lệ phí nội trú, thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, thu nhập từ các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ, thu thanh lý tài sản, thu các khoản ủng hộ, tài trợ, qùa tặng của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước…)

  34. THỰC TRẠNG NGUỒN THU – CHI TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Tổng hợp nguồn thu từ phí,lệ phí, thu khácgiai đoạn 2006-2010 ĐVT: Triệu đồng

  35. - Nguồn thu từ phí, lệ phí, thu khác được để lại đơn vị sử dụng theo chế độ quy định trong đó: - Mức thu học phí của sinh viên từ năm học 2006 - 2009 là: 1.800.000 đồng/năm theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ. - Mức thu học phí của sinh viên năm học 2009 – 2010 là: 2.400.000 đồng/năm theo Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

  36. Tổng hợp nguồn Kinh phí ngân sách nhà nước cấpgiai đoạn 2006-2010 ĐVT: Triệu đồng

  37. + Nguồn kinh phí NSNN cấp kinh phí hoạt động cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường giai đoạn 2006-2010 khoảng 45% đến 50% so với tổng chi của nhà trường, trong đó chi thường xuyên 24,23%. Đối với nguồn kinh phí này được cấp phát theo chỉ tiêu quy mô tuyển sinh hàng năm. + Chi đầu tư phát triển từ NSNN cấp hàng năm tùy theo quy mô đào tạo và nhu câu xây dung từng dự án, trong những năm qua kinh phí này được đầu tư khá lớn cho việc xây dựng viện công nghệ sinh học và môi trường, nhà luyện tập thi đấu thể thao, giảng đường, thư viện…..chiếm 16,77% trong tổng chi của nhà trường. + Nguồn tài trợ: Nguồn kinh phí này phụ thuộc rất lớn vào chương trình dự án tài trợ của của các nước. Tuy nhiên, tỷ trọng chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn rất lớn, phần hỗ trợ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị không cao. Trong khi đó, nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu phát triển rất lớn.

  38. + Nguồn thu học phí: Đối với kinh phí từ nguồn này thường chiếm khoảng 50% đến 55% tổng kinh phí chi tiêu của nhà trường, đối với việc chi cho công tác chuyên môn giảng dạy, thực hạnh thược tập chiếm phần lớn, bên cạnh đó nhà trường cũng đã cân đối nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng rất lớn chủ yếu để sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và mua sắm những trang thiết bị có giá trị vừa và nhỏ. Nguồn kinh phí này có xu hướng gia tăng hàng năm tương ứng với việc tăng quy mô đào tạo và nhu cầu của xã hội. + Nguồn kinh phí thu từ các hoạt độngLiên kết đào tạo khai thác cơ sở vật chất, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ thường thì dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi và hỗ trợ một phần cho hoạt động thường xuyên, quản lý và cơ sở vật chất. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho các địa phương, kinh phí này theo báo cáo thì từ năm 2008 đến 2010 giảm hàng năm do đối tượng theo học giảm, dẫn đến qui mô đào tạo giảm, mức thu học phí không thể cao hơn quy định của nhà nước vì vậy nguồn kinh phí này chỉ hỗ trợ được một phần kinh phí hoạt động của trường.

  39. Tổng hợp nguồn chi Tài chính theo hoạt động giai đoạn 2006-2010 ĐVT: Triệu đồng

  40. 3.9. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG • A. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 • Nhà trường bắt đầu áp dụng thí điểm hệ thống Hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình của bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 từ 2006 cho 17 đơn vị trong Trường. • Tháng 03/2009, triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng này trong phạm vi toàn trường, với 43 đơn vị tham gia. • Hàng năm Trường đều tiến hành đánh giá nội bộ (2 lần nếu năm đó không có đánh giá ngoài, 1 lần nếu năm đó có thêm đánh giá ngoài). • Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo với chủ đề “Nhận thức về Hệ thống quản lý chất lượng và Soạn thảo- Kiểm soát tài liệu theo ISO 9001:2008” dành cho lãnh đạo, cán bộ kiểm soát tài liệu, thư ký các đơn vị. • Theo kết quả đánh giá tái chứng nhận tháng 10/2009 và đánh giá nội bộ lần 8 vào đầu tháng 5/2010 vừa qua đã cho kết quả khá khả quan với việc áp dụng QMS. • Song song với việc chuẩn bị cho tổ chức đánh giá ngoài (do tổ chức DNV của Na Uy) triển khai đánh giá giám sát lần I vào tháng 10/2010, Nhà trường đang tập trung nguồn lực để triển khai một số nội dung trong Chương trình hành động đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 của trường ngày 28/04/2010 theo Nghị quyết 05 của Ban cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào Tạo.

  41. B. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục Trường đã thành lập Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng theo quyết định số 769/QĐ-ĐHNL-TCHC, ngày 04/06/2007 và ban hành kèm theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm. C. Triển khai công tác tự đánh giá trong toàn trường - Đã thành lập hội đồng tự đánh giá trường theo Quyết định số: 809/QĐ-ĐHNL-TCCB, ngày 14/05/2009. Hội đồng gồm 32 thành viên là lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị và 43 thư ký. - Tiến hành đánh giá nội bộ năm 2005theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định tạm thời số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 12 năm 2004 (gồm 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí). - Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành đánh giá ngoài năm 2007theo Quyết định số 2167/QĐ-BGDĐT ngày 09/05/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Thành lập đoàn chuyên gia đánh giá ngoài 8 trường đại học tham gia thí điểm. - Đăng tải trên website Trường các thông tin về hoạt động đảm bảo chất lượng của Trường và kết quả đạt được.

  42. D. Tham gia các hoạt động về đảm bảo chất lượng • - Trường thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn về công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tham gia đầy đủ đúng thành phần, đảm bảo chất lượng. • Tham gia trả lời, góp ý các vấn đề liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục có chất lượng, đúng thời hạn theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. • E. Các mặt hạn chế trong đảm bảo chất lượng • - Chưa có cơ sở dữ liệu về tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập của sinh viên sau khi tốt nghiệp, • - Chưa có cơ sở dữ liệu về ý kiến phản hồi của sinh viên/nhà tuyển dụng liên quan đến các hoạt động đào tạo.

  43. 3.10. KẾT LUẬN Mặt mạnh - Những thành tích - Là cơ sở đào tạo có bề dày thành tích 50 năm hoạt động, đội ngũ cán bộ nhiềuthế hệ kế tiếp nhau trong cùng trường, giàu nhiệt tình và kinh nghiệm. Có một đội ngũ cựu sinh viên trải khắp mọi vùng đất nước, họ có điều kiện tốt về mặt vị thế xã hội lẫn kinh tế để có thể hỗ trợ hữu hiệu các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phục vụ xã hội của nhà trường. - Hơn 60% đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ sau đại học, được đào tạo từ nhiều nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có khả năng hợp tác quốc tế tốt. - Ban Giám hiệu và bộ máy các khoa, phòng hiện nay đều thuộc thế hệ trẻ, nhiệt tình, hăng hái, không vụ lợi cá nhân, cố gắng hết sức mình phục vụ sự nghiệp chung. - Trường đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và quản lý sinh viên,đặc biệt trường được cấp trên, UBND TP. HCM đánh giá là đơn vị điển hình trong công tác phòng chống ma túy, loại bỏ các tệ nạn xã hội. - Trường đã phát triển thêm nhiều ngành/chuyên ngành đào tạo mới, nâng tổng số ngành đào tạo lên 52. Đổi mới về cơ bản mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và kế hoạch đào tạo. Quy mô đào tạo bậc đại học (kể cả tại chức), và sau đại học tăng nhanh. Trường duy trì và phát triển, mở rộng địa bàn đào tạo tại chức địa phương (từ 4 trung tâm năm 1985 lên 15 trung tâm giáo dục thường xuyên) phục vụ nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho các địa phương, đặc biệt các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa… được các địa phương đánh giá cao và tặng bằng khen.

  44. Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển rất mạnh. Trường đã được đánh giá cao về thành tích nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của giáo viên được nhận bằng sáng chế. • Công tác quan hệ quốc tế của trường được đánh giá là một trong những trường mạnh nhất trong cả nước. • Công tác xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý được nâng lên một bước cả về lượng và chất. • Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường rất đáng kể. • Đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên, cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao và cải thiện rõ rệt. Môi trường về văn hóa nhân văn trong nhà trường ngày càng được quan tâm và cải thiện. • - Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện. Cán bộ công nhân viên, giáo viên và sinh viên của Trường đã đóng góp hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho công tác xã hội, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt, … Hưởng ứng mua công trái xây dựng tổ quốc, đạt 100% “chỉ tiêu” được giao. • - Mối quan hệ giữa chính quyền và Công đoàn, Đoàn Thanh niên dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng rất tốt. Sự phối hợp này dựa trên tinh thần dân chủ, quan điểm lập trường rõ ràng, công khai và tập hợp sức mạnh tập thể trong các hoạt động, nhà trường luôn ổn định và đoàn kết nội bộ. Liên tục trong 15 năm qua, tổ chức Đảng luôn là hạt nhân chính trị cho mọi hoạt động của nhà trường, nhiều năm Đảng bộ được công nhận là Đảng bộ trong sạch - vững mạnh, 8 năm liền Công đoàn trường đạt tổ chức công đoàn cơ sở xuất sắc.

  45. Mặt yếu - những việc chưa làm được: - Tinh thần làm việc theo nhóm vẫn chưa phát triển trong cán bộ công chức. - Cán bộ công chức ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các thói quen của thời kỳ bao cấp,tính tự thân vận động chưa cao. - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu còn thiếu thốn. - Giáo trình các môn học mới chưa nhiều Mặc dù có những bước phát triển một cách nhanh chóng trong những năm gầnđây, nhưng sự phát triển này chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh phía Nam.

  46. Chương 4. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCMĐẾN NĂM 2020

  47. 4.1. MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN A. Mục tiêu chung: Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM cần tiếp tục xây dựng và phát triển thành một trường đại học có chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế ngang bằng với chất lượng của các trường đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Thông qua các nhiệm vụ chính trị của một trường đại học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định và giữ vững uy tín, vai trò của một trường đại học có uy tín trong và ngoài nước, đóng góp tích cực và có hiệu quả cao hơn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

More Related