1 / 33

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ TIẾT DẠY MÔN SINH HỌC lỚP 8A

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LẬP THẠCH TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN LẬP THẠCH. CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ TIẾT DẠY MÔN SINH HỌC lỚP 8A. GVTHỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ GIANG. KIỂM TRA BÀI CŨ.

cher
Télécharger la présentation

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ TIẾT DẠY MÔN SINH HỌC lỚP 8A

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN LẬP THẠCH TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN LẬP THẠCH CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ TIẾT DẠY MÔN SINH HỌC lỚP 8A GVTHỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ GIANG

  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi:Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra như thế nào? Nêu mối quan hệ giữa hai quá trình đó? .

  3. Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP I- Bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân có hại Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ hô hấp ?

  4. Nếu chúng ta không biết cách bảo vệ hệ hô hấp, có thể dẫn tới các bệnh đường hô hấp như: Viêm phế quản Viêm phổi Bệnh lao phổi

  5. + Giữ vệ sinh hệ hô hấp để trao đổi khí được thực hiện tốt và tránh được các bệnh về đường hô hấp.

  6. Nêu các nguyên nhân gây hại cho hệ hô hấp ?

  7. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp: Bụi, khí độc và các vi sinh vật.

  8. Bụi Bão bụi Núi lửa hoạt động Bụi đường

  9. Chất khí độc

  10. Vi sinh vật gây bệnh Vi khuẩn lao trong phổi người bệnh

  11. Các khí SOx, NOx, CO, CO2 , được sinh ra từ đâu? Chúng có đặc tính gì?

  12. Các khí: SOx, NOx, CO, CO2 sinh ra từ các hoạt động: đốt gạch, nấu bếp than; động cơ xe thải ra, hút thuốc lá...Các khí này đều có tính độc ,gây hại cho hệ hô hấp.

  13. Các tác nhân trên gây ra những tổn thương nào cho hệ hô hấp?

  14. Mức độ gây hại: Ung thư phổi, Lao phổi, Viêm họng, suy hô hấp… có thể tử vong.

  15. Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ta đã đưa biện pháp gì? • Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại chúng ta phải làm gì?

  16. Để hạn chế các hoạt động tạo ra các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người nhà nước ban hành: Luật bảo vệ môi trường, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. • Muốn bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại ta phải trồng nhiều cây xanh, giữ vệ sinh cơ thể và nơi công cộng, hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra các khí độc. Không hút thuốc lá và vân động mọi người không hút thuốc lá.

  17. Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi

  18. Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra khí độc.Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá.

  19. Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp.Thường xuyên dọn vệ sinh. Không khạc nhổ bừa bãi.

  20. Trồng nhiều cây xanh

  21. - Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại: + Trồng nhiều cây xanh. + Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh và ở những nơi có bụi. + Hạn chế sử dụng các thiết bị thải ra khí độc. Không hút thuốc lá và vận động mọi người không hút thuốc lá. + Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp. Thường xuyên dọn vệ sinh. Không khạc nhổ bừa bãi.

  22. Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP I- Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại II- Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

  23. Đọc thông tin mục II- SGK và trả lời các câu hỏi sau: Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

  24. Đọc thông tin mục II- SGK và trả lời các câu hỏi sau: Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

  25. Bài toán vận dụng: Một người thở ra là 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 400ml không khí .Nhưng khi người đó thở sâu, nhịp thở là 12 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào là 600 ml.Hỏi khí hữu ích đi vào phế nang trong trường hợp nào nhiều hơn? Biết khí vô ích ở khoảng chết là 150ml/nhịp.

  26. Giải bài toán: * Khi nhịp thở 18 nhịp/phút: Khí lưu thông/phút: 18 X 400 = 7200ml Khí vô ích ở khoảng chết: 150 X 18 = 2700ml Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 - 2700 = 4500ml * Khi người đó thở 12 nhịp/ phút: Khí lưu thông: 600 X 12 = 7200ml Khí vô ích ở khoảng chết: 12 X 150 = 1800 ml Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200 – 1800 = 5400 ml Vậy thở sâu và giảm nhịp thở sẽ tăng hiệu quả hô hấp.

  27. Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khỏe mạnh ? • Theo em những bài tập thể dục nào giúp em phát triển lồng ngực?Vì sao?

  28. - Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé. - Bài tập thể dục có ích cho phát triển lồng ngực: Bài thể dục phát triển chung( đặc biệt là các động tác vươn thở, tay- ngực), các bài tập chạy. Vì chúng giúp máu nhiều oxi, giúp sự trao đổi chất ở phổi tăng khiến lồng ngực nở ra.

  29. Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP I- Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại II- Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh Để có mộthệ hô hấp khỏe mạnh : Cần tích cực rèn luyện , tập thể dục thể thao phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên, từ bé.

  30. Kiểm tra đánh giá Câu 1. Hãy sắp xếp các tác hại tương ứng với tác nhân gây hại đường hô hấp:

  31. Hãy chọn câu trả lời đúng: Câu 2. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp: a, Bệnh Sars, bệnh lao phổi, bệnh cúm, bệnh thổ tả. b, Bệnh cúm, bệnh ho gà, bệnh kiết lị, bệnh sán. c, Bệnh Sars, bệnh ho gà, bệnh cúm, bệnh lao phổi. d, Bệnh lao phổi, bệnh thương hàn, bệnh kiết lị. Câu 3. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì? a, Giúp điều hòa không khí, hạn chế ô nhiễm. b, Hút được bụi. c, Tạo cảnh quan tươi mới. d, Cho cuộc sống nhiều màu xanh.

  32. Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai? ( Đánh dấu+ vào ô chỉ câu cho là đúng, đánh dấu – vào ô câu cho là sai). a, Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít vào và thở ra. b, Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn sẽ có dung tích sống lí tưởng. c, Thở sâu và tăng nhịp thở sẽ tăng được hiệu quả hô hấp. d, Khi CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu làm giảm hiệu quả hô hấp. e, Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi bảo vệ được hệ hô hấp.

  33. Hướng dẫn về nhà • Học bài. Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK. • Đọc “Em có biết”. • Xem trước bài 23: THỰC HÀNH: Hô hấp nhân tạo.

More Related