1 / 42

Đo lường giá cả sinh hoạt

Đo lường giá cả sinh hoạt. Chương 23. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. CÁCH TÍNH TOÁN CPI TỶ LỆ LẠM PHÁT SỰ KHÁC NHAU GIỮA CPI & GDP deflator LÃI SUẤT DANH NGHĨA & LÃI SUẤT THỰC. Chỉ số giá tiêu dùng.

oberon
Télécharger la présentation

Đo lường giá cả sinh hoạt

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Đo lường giá cả sinh hoạt Chương 23

  2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU • CÁCH TÍNH TOÁN CPI • TỶ LỆ LẠM PHÁT • SỰ KHÁC NHAU GIỮA CPI & GDP deflator • LÃI SUẤT DANH NGHĨA & LÃI SUẤT THỰC

  3. Chỉ số giá tiêu dùng • Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) là chỉ tiêu phản ánh chi phí chung của một người tiêu dùng khi mua hàng hóa và dịch vụ • Được công bố bởi Tổng Cục Thống Kê (GSO) • Được sử dụng để • Theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt của một người tiêu dùng điển hình • Điều chỉnh các hợp đồng theo lạm phát • So sánh những khoản tiền ở các năm khác nhau

  4. Chỉ số giá tiêu dùng Khi CPI tăng, một gia đình điển hình phải tốn nhiều đồng hơn để duy trì mức sống như cũ.

  5. Chỉ số giá tiêu dùng được tính như thế nào • Xác định rổ hàng hóa: điều tra người tiêu dùng để xác định giỏ hàng hóa cố định.

  6. Nhà ở Thực phẩm/đồ uống Đi lại Chăm sóc y tế Trang phục Giải trí Hàng hóa khác Giáo dục và liên lạc Rổ hàng hóa trong CPI bao gồm những gì? 5% 5% 6% 5% 6% 40% 17% 16%

  7. Chỉ số giá tiêu dùng được tính như thế nào • Xác định giá: Tìm giá của mỗi hàng hóa và dịch vụ trong rổ hàng hóa tại mỗi thời điểm.

  8. Tính chi phí của rổ hàng hóa: Dùng dữ liệu về giá để tính chi phí của rổ hàng hóa và dịch vụ tại các thời điểm khác nhau.

  9. Chỉ số giá tiêu dùng được tính như thế nào • Chọn năm gốc và tính chỉ số: • Chọn một năm nào đó làm năm gốc, năm được sử dụng làm mốc để so sánh với các năm khác. • Tính chỉ số bằng cách chia giá của rổ hàng hóa trong năm nào đó cho giá của nó ở năm gốc và nhân với 100.

  10. Công thức tính CPI

  11. Lạm phát chỉ tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng. • Tỉ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi mức giá so với thời kỳ trước.

  12. CPI1 – CPI0 Tỷ lệ lạm phát = * 100% CPI0 Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phátđược tính như sau:

  13. 10 hot dogs, 5 hamburgers Tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát : Một ví dụ Bước 1:Điều tra người tiêu dùng để xác định rổ hàng hóa cố định

  14. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát : Một ví dụ Bước 2: Xác định giá của mỗi hàng hóa trong mỗi năm Năm Giá bánh hot dogs Giá bánh hambuger 2001 2002 2003 1000đ 2000đ 3000đ 2000đ 3000đ 4000đ

  15. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát : Một ví dụ Bước 3: Tính chi phí của rổ hàng hóa trong mỗi năm 2001 2002 2003 1000đ* 10 hot dogs + 2000đ * 5 hambugers = 20000đ 2000đ * 10 hot dogs+ 3000đ * 5 hambugers = 35000đ 3000đ * 10 hot dogs+ 4000đ * 5 hambugers = 50000đ

  16. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát : Một ví dụ Bước 4: Chọn một năm làm năm gốc (2001) và tính chỉ số giá tiêu dùng trong mỗi năm (20000đ / 20000đ) * 100 = 100 2001 2002 2003 (35000đ / 20000đ) * 100 = 175 (50000đ / 20000đ) * 100 = 250

  17. (175-100)/100 x 100 = 75% 2002 2003 (250-175)/175 x 100 = 43% Tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát : Một ví dụ Bước 5: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để tính tỷ lệ lạm phát so với năm trước

  18. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát : Một ví dụ Bước 1:Điều tra người tiêu dùng để xác định rổ hàng hóa cố định 10 bánh kem, 12 cây kẹo sôcola & 30 cây nến

  19. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ lạm phát : Một ví dụ Bước 2: Xác định giá của mỗi hàng hóa trong mỗi năm Năm Giá bánh kem Giá kẹo socola Giá cây nến 5000đ 6000đ 8000đ 2001 2002 2003 1000đ 3000đ 5000đ 2000đ 3000đ 4000đ

  20. Những vấn đề trong đo lường giá cả sinh hoạt CPI là một thước đo chính xác về các hàng hóa được lựa chọn tạo nên nhóm hàng hóa điển hình, nhưng nó không phải là một thước đo hoàn hảo về giá cả sinh hoạt.

  21. Những vấn đề trong đo lường giá cả sinh hoạt • Độ lệch thay thế • Sự xuất hiện những hàng hóa mới • Sự thay đổi không lượng hóa được của chất lượng

  22. Độ lệch thay thế • Rổ hàng hóa không thay đổi để phản ánh những phản ứng của người tiêu dùng trước những thay đổi trong giá tương đối. • Người tiêu dùng có khuynh hướng thay thế bằng các hàng hóa tương đối ít đắt đỏ hơn. • Chỉ số này đã ước tính quá cao mức tăng giá cả sinh hoạt do không xem xét đến sự thay thế của người tiêu dùng.

  23. Sự xuất hiện những hàng hóa mới • Rổ hàng hóa không phản ánh sự thay đổi trong sức mua của đồng tiền khi có sự xuất hiện của các hàng hóa mới. • Sự xuất hiện các hàng hóa mới cho người tiêu dùng thỏa mãn hơn và làm cho mỗi đồng đô la trở nên có giá trị hơn. • Người tiêu dùng cần ít tiền hơn để duy trì mức sống như cũ.

  24. Sự thay đổi không lượng hóa được của chất lượng • Nếu chất lượng của một hàng hóa tăng từ năm này sang năm tiếp theo, giá trị của một đồng đô la tăng, ngay cả khi giá của hàng hóa đó không đổi. • Nếu chất lượng của một hàng hóa giảm từ năm này sang năm tiếp theo, giá trị của một đồng đô la giảm, ngay cả khi giá của hàng hóa đó không đổi. • Cục thống kê cố gắng điều chỉnh giá để tính đến sự thay đổi của chất lượng, nhưng sự thay đổi này rất khó có thể đo lường.

  25. Chủđềthảoluận • Nếu bà của bạn nhận được trợ cấp xã hội, bà chịu ảnh hưởng gì bởi độ lệch CPI? • Chính phủ lấy tiền ở đâu để chi trả trợ cấp xã hội? • Nếu bạn trả thuế thu nhập và bảo hiểm xã hội, độ lệch CPI có ảnh hưởng như thế nào đến bạn? • Giỏ hàng hóa tiêu dùng của bà bạn có gì khác so với giỏ hàng hóa dùng để tính CPI

  26. Những vấn đề trong đo lường giá cả sinh hoạt • Độ lệch thay thế, sự xuất hiện những hàng hóa mới, và sự thay đổi không lượng hóa được của chất lượng làm cho CPI ước tính quá cao giá cả sinh hoạt thực tế. • Vấn đề này rất quan trọng bởi vì rất nhiều các chương trình của chính phủ dùng CPI để loại trừ những biến động của mức giá chung. • CPI đánh giá lạm phát cao hơn thực tế khoảng 1%/năm.

  27. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng • Chỉ số điều chỉnh GDP phản ánh giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước, trong khi đó... • …chỉ số giá tiêu dùng phản ánh giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng mua.

  28. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng • Hàng hoá doanh nghiệp mua để đầu tư: –Có trong hệ số giảm phát GDP (nếu được sản xuất trong nước) –Không có trong CPI • Hàng tiêu dùng nhập khẩu –Có trong CPI –Không có trong hệ số giảm phát GDP • Giá và loại hàng: –CPI: Q năm gốc cố định, P từng năm thay đổi –Hệ số giảm phát GDP: P năm gốc cố định, Q từng năm thay đổi

  29. CPI Chỉ số điều chỉnh GDP Hai chỉ tiêu về lạm phát %/năm 15 10 5 0 2000 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995

  30. CÁCH TÍNH CPI CỦA VIỆT NAM

  31. Chỉ số giá tiêu dùng được TCTK tính và công bố lần đầu vào năm 1998. • Năm 2001, TCTK cập nhật quyền số và rổ hàng đại diện, lấy năm 2000 làm gốc cố định. • Năm 2006, TCTK đã tiến hành cập nhật quyền số và rổ hàng hoá đại diện, lấy năm 2005 làm năm gốc cố định. • Rổ” hàng hoá này đại diện cho mức tiêu dùng của các hộ gia đình và được xem xét lại theo chu kỳ 5 năm/lần.

  32. TCTK đã tiến hành khảo sát thị trường tại 20 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế trong cả nước. Tổng số mặt hàng trong “rổ” là 494 mặt hàng.

  33. Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam được áp dụng theo thông lệ quốc tế và duy trì ổn định theo công thức Laspeyres điều chỉnh như sau: CPIt = Wt0*(Pti / P0i ) • Trong đó: Wt0 : quyền số cố định năm chọn làm gốc Pti : giá mặt hàng i năm t P0i :giá mặt hàng i năm gốc

  34. Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2006-2010 • Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) • Tổng chi dùng 100,000 • I- Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 42.85011 • Trong đó: • 1. Lương thực 9.86012 • 2. Thực phẩm 25.2002 • II. Đồ uống và thuốc lḠ4.5603 • III- May mặc, mũ nón, giầy dép 7.2104 • IV- Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD 9.9905 • V- Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.6206 • VI- Thuốc và dịch vụ y tế 5.4207 • VII- Giao thông, bưu chính viễn thông 9.0408 • VIII. Giáo dục 5.4109 • IX- Văn hoá, giải trí và du lịch 3.5910 • X- Hàng hoḠvà dịch vụ khác 3.31

  35. CPI1999 Mức lương 1999 = Mức lương 1935 * CPI1935 Các chỉ tiêu tính bằng đô la tại các thời điểm khác nhau • Mức lương $ 80.000 của Maradona năm 1935 là cao hay thấp so với cầu thủ bóng đá năm 1999 ($800.000)? • Làm phép tính sau để chuyển tiền lương tính bằng đô la của Maradona năm 1935 thành đồng đô la năm 1999:

  36. Các chỉ tiêu tính bằng đô la tại các thời điểm khác nhau • Số liệu thống kê của Chính Phủ cho thấy: • CPI1935 = 15,2 và CPI1999 = 166 → Mức lương 1999 = $ 80.000 * 166/15,2 = $ 873.684 Vd: Tiền lương tối thiểu 1993: 120.000 CPI1993: 87,4 Tiền lương tối thiểu 2004: 290.000 CPI2004: 162,3 Tính tiền lương tối thiểu năm 1993 tính bằng đồng của năm2004

  37. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa * Khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng bạn thu được lãi suất từ tiền gửi này và ngược lại khi bạn vay tiền của ngân hàng để mua nhà thì bạn phải trả lãi suất cho số tiền đã vay. Vậy lãi suất là gì?? Lãi suất là giá của một khoản vay. Nó biểu thị lượng tiền mà người vay trả cho khoản vay và lượng tiền mà người cho vay nhận được từ khoản tiết kiệm của người đi vay.

  38. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa • Lãi suất danh nghĩa là lãi suất chưa loại trừ lạm phát. • Nó chính là lãi suất mà ngân hàng trả. • Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã loại trừ lạm phát. Lãi suất thực = (Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát)

  39. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa • Bạn vay $1,000 trong 1 năm. • Lãi suất danh nghĩa là 15%. • Trong năm đó lạm phát là 10%. Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát =15% - 10% = 5%

  40. Tóm tắt • Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh chi phí của một rổ hàng hóa và dịch vụ so với chi phí của rổ hàng hóa tương tự ở năm gốc. • Chỉ số này được sử dụng để phản ánh mức giá chung của nền kinh tế. • Phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng phản ánh tỷ lệ lạm phát.

  41. Tóm tắt • Chỉ số điều chỉnh GDP khác với chỉ số giá tiêu dùng bởi vì nó đề cặp đến các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất chứ không phải được tiêu dùng. • Thêm vào đó, CPI sử dụng rổ hàng hóa cố định, trong khi chỉ số điều chỉnh GDP lại tự động làm thay đổi nhóm hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khi các thành phần của GDP thay đổi.

More Related