1 / 27

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẮK LẮK

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẮK LẮK. Hướng dẫn tổng hợp MỘT SỐ QUY ĐỊNH BẮT BUỘC VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ BUÔN MA THUỘT. I. Tính truy nguyên nhận dạng và phân biết sản phẩm.

nasim-sears
Télécharger la présentation

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẮK LẮK

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẮK LẮK Hướng dẫn tổng hợp MỘT SỐ QUY ĐỊNH BẮT BUỘC VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ BUÔN MA THUỘT

  2. I. Tính truy nguyên nhận dạng và phân biết sản phẩm. Đơn vị được chứng nhận phải có đầy đủ hồ sơ theo dõi tại tất cả các đơn vị thu mua và luân chuyển của cà phê được chứng nhận CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột.  Đơn vị được chứng nhận khi đi thuê cơ sở chế biến khác để chế biến cà phê được chứng nhận phải lựa chọn các đơn vị được chứng nhận theo quy trình giám sát nguồn gốc CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột.  Đơn vị được chứng nhận phải có hệ thống quản lý bằng văn bản.  Đơn vị được chứng nhận phải có quyết định phân công người hay bộ phận chịu trách nhiệm về tính truy nguyên.  Để riêng cà phê được chứng nhận CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột và cà phê thường tại tất cả các công đoạn (trên vườn lô, sân phơi, xay sát, bảo quản, phân loại,...)\  Có nhận dạng trực quan nhận biết được cà phê được chứng nhận CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột và cà phê thường tại tất cả các công đoạn.  Lưu mẫu đại diện cho từng hợp đồng hoặc cho từng xe cà phê khi bán sản phẩm, thời gian tối thiểu 12 tháng.

  3. II, Hệ thống quản lý lưu trữ thông tin và thanh tra nội bộ  Lưu trữ thông tin và xác định vườn cà phê. + Có bảng đồ tổng thể khu vực sản xuất. Vườn cà phê phải có tên riêng, số hiệu hay mã code... + Có biển hiệu giúp cho việc nhận dạng và phân biệt vườn cây. + Hồ sơ ghi chép theo yêu cầu của bộ nguyên tắc phải được cập nhật thường xuyên, lưu giữ cẩn thận và thời gian lưu giữ tối thiểu là 2 năm.  Hệ thống quản lý và thanh tra nội bộ + Tiến hành thanh tra nội bộ ít nhất một năm một lần, sử dụng danh mục thanh tra nội bộ CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột. + Xây dựng một kế hoạch quản lý tổng thể dựa trên đánh giá rủi ro về quản lý đất sử dụng phân bón, nước tưới, thuốc BVTV, chế biến sản phẩm, ATLĐ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại khu vực canh tác + Tiến hành đánh giá rủi ro tại khu vực trồng mới về vệ sinh an toàn thực phẩm, lịch sử khu đất có bị ô nhiễm chất hay không.

  4.  Tính minh bạch và khả năng giải trình. + Có hồ sơ ghi chép về việc phân bố giá thưởng cho cà phê được chứng nhận CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột như thế nào trong đơn vị được chứng nhận . + Có quyết định phân công người chịu trách nhiệm trong tổ chức để tiếp nhận và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của công nhân nông hộ. + Có thủ tục hướng dẫn khiếu nại và biểu mẫu dành cho bất cứ ai muốn khiếu nại về việc tuân thủ bộ nguyên tắc CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột. + Ghi chép theo dõi khiếu nại và điều chỉnh của tổ chức.

  5. III. Giống và chủng loại  Đào tạo cho nông sản xuất cà phê kiến thức về chọn tạo giống và kỹ thuật ươm giống cà phê.  Có đầy đủ hồ sơ về việc mua giống bên ngoài.  Ghi chép theo dõi quá trình ươm giống, sinh trưởng, chăm sóc và sử dụng BVTV.  Cập nhật về quy trình cây biến đổi gen và thông báo cho tổ chức CDĐL cà phê Buôn Ma Thuột và khách hàng mua cà phê khi tham gia trồng cà phê biến đổi gen.

  6. IV, Quản lý đất  Phân tích đất để đánh giá hiện trạng màu mỡ của đất (lấy mẫu phân tích đất theo từng trang trại hoặc theo một nhóm trang trại tương đồng)  Đào tạo cho các nông hộ kiến thức và kỹ thuật canh tác đất.  Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để duy trì, cải tạo và chống suy giảm đất trên trai trại (bón phân hữu cơ theo định kỳ, trồng xen cây họ đậu trên vườn kiến thiết cơ bản...). (có bằng chứng trực quan hay văn bản thể hiện).  Sử dụng các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn trên đất dốc (trồng theo đường đồng mức, đào bồn, tạo bờ ngăn...) .(có bằng chứng trực quan hay thể hiện bằng văn bản).

  7. V, Sử dụng phân bón  Đào tạo kiến thức, kỹ thuật về việc lựa chọn, tính toán lượng phân bón và việc sử dụng cho các nông hộ trồng cà phê.  Xây dựng một kế hoạch bón cho khu vực canh tác (dựa trên phân tích đất, tuổi cây, dự báo năng suất,...)  Không sử dụng phân bón trong phạm vi gần nguồn nước 5 m.  Có danh sách tổng hợp phân bón vô cơ hay hữu cơ mà nông hộ sử dụng và lưu kho trong khu vực canh tác (phân đi mua hay tự sản xuất, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, triệu chứng nhiễm độc và thông tin cấp cứu)  Theo dõi việc sử dụng phân bón ghi vào nhật ký nông hộ.

  8.  Các thiết bị sử dụng để bón phân cần được bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ hàng năm.  Phân bón phải được bảo quản riêng biệt.  Phân bón phải được bảo quản đúng cách giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (phân hữu cơ phải được bảo quản cách xa nguồn nước 25 m).  Đảm bảo một số điều kiện về kho bảo quản : có mái che, khô ráo, sạch sẽ, thông gió, có biển báo rõ ràng,...  Phân tích các loại phân hữu cơ để xác định thành phần dinh dưỡng và nguy cơ lan truyền bệnh.  cặn thải và nước thải chưa qua xử lý không được sử dụng.

  9. VI, Tưới tiêu  Cập nhật số liệu ghi chép về lượng mưa tại khu vực canh tác cà phê để xây dựng kế hoạch tưới tiêu phù hợp.  Nếu sử dụng số liệu hơi nước tại khu vực canh tác để tính toán và xây dựng kế hoạch tưới thì cần phải có văn bản để chứng minh việc sử dụng số liệu đó như thế nào.  Đào tạo cho các nông hộ về kiến thức tưới tiêu.  Xây dựng một kế hoạch quản lý tưới tiêu nước để tối ưu hóa việc sử dụng, chống thất thoát nước tại khu vực canh tác.  Theo dõi ghi chép về việc sử dụng nước tại các nông hộ (ngày tưới, lượng nước sử dụng, phương pháp tưới,...)

  10.  Đánh giá nguy cơ gay ô nhiễm nguồn nước tại khu vực canh tác do vệ sinh thực vật, do hóa chất hay cơ lý gây ô nhiễm. Các nguồn nước tại khu vực canh tác cần được lấy mẫu và được phân tích bởi cơ quan chuyên môn, nếu nguồn nước bị ô nhiễm cần có biện pháp xử lý.  Nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn thì không được dùng cho cà phê.  Nguồn nước được sử dụng cho cà phê phải lấy từ nguồn bền vững.  Nên tham khảo các quan chức năng về mức khai thác nước ngầm về nước mặt để tưới cho cà phê tại khu vực canh tác.

  11. VII. Thuốc bảo vệ thực vật  Lựa chọn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật + Cập nhật danh mục thuốc BVTV bị cấm ở châu âu, Mỹ và Nhật để làm cơ sở cho việc lựa chọn và sử dụng thuốc BVTV cho phù hợp. + Cập nhật danh mục mức dư lượng tối đa cho phép áp dụng cho thị trường mà đơn vị dự định bán cà phê, để làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc BVTV cho phù hợp . + Đào tạo cho nông hộ về kiến thức lựa chọn, sử dụng bảo quản thuốc BVTV. + Sử dụng các loại thuốc BVTV ít độc hại nhất cho người, động vật và thực vật (các loại thuốc BVTV có nhãn màu xanh, vàng). + Các danh mục thuốc BVTV sử dụng và cất trữ phải nằm trong danh mục được cho phép sử dụng theo quy định của cơ quan chức năng.

  12.  Hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng. + Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Ghi chép việc sử dụng + Có danh mục tổng hợp các loại thuốc BVTV sử dụng và lưu kho trên các trang trại. + Ghi chép việc sử dụng thuốc BVTV trên các trang trại vào nhật ký nông hộ. + Có biển báo nhận dạng trực quan tại các khu vực sử dụng thuốc BVTV.  Thiết bị sử dụng + Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ các thiết bị sử dụng thuốc BVTV. + Thiết bị sử dụng thuốc BVTV để đảm bảo nó luôn hoạt động tốt.

  13.  Loại bỏ hợp chất thừa + Hỗn hợp thừa sau khi sử dụng thuốc BVTV phải được xử lý một cách an toàn  Vận chuyển, bảo quản, sử dụng và pha trộn. + Thuốc BVTV pahir được vận chuyển một cách an toàn hạn chế tới sự ảnh hưởng của con người và môi trường. + Bảo quản trong bao bì nguyên gốc và theo hướng dẫn trên bao bì. + Kho bảo quản có kết cấu bảo đảm và an toàn. Pahir làm bằng vật liệu chống cháy. Kho có giá đựng bằng vật liệu không thấm hút (kính, kim loại, nhựa) + Kho thuốc BVTV phải có khóa và chỉ những người được đào tạo mới được phép tiếp cận. + Có biển báo nguy hiểm đặt tại cửa kho. + Khu vực bảo quản thuốc BVTV phải được đặt xa khu vực bảo quản dụng cụ máy xay sát cà phê ... để tránh lây nhiễm.

  14. + Trong kho thuốc BVTV phải có dụng cụ thu gom thuốc BVTV để phòng trường hợp rò rỉ khi đổ vỡ không gây ảnh hưởng tới bên ngoài. + khi pha trộn thuốc BVTV phải sử dụng các dụng cụ cân đo thích hợp để đảm bảo đúng nồng độ khi sử dụng. + Có quy trình sơ cấp cứu được bố trí gần khu vực kho bảo quản thuốc BVTV.  Bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng + Thuốc BVTV đã quá hạn sử dụng cần được thu gom và xử lý theo cách giảm thiểu gây ảnh hưởng tới môi trường (trả lại cho các nhà cung cấp, tiêu hủy chôn lấp tại các khu vực an toàn

  15. VIII. Thu hoạch  Thực hiện phân tích rủi ro về an toàn thực phẩm, về hoạt động thu hoạch tại khu vực canh tác. Phân tích này được xem xét hàng năm.  Dựa trên phân tích rủ ro trên để xây dựng triển khai một kế hoạch hành động nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thu hoạch (tập trung vào phòng chống nấm móc và nhiễm hóa chất)  Hạn chế sự tiếp xúc của cà phê với nguồn có thể gây nấm móc (vệ sinh vườn, dụng cụ dùng trong thu hoạch, phương tiện vận chuyển)  Dụng cụ dùng để đo lường phải được kiểm tra định kỳ bởi các cơ quan có chức năng.

  16. IX. Chế biến  Thực hiện phân tích rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan tới cơ sở chế biến sau thu hoạch. Phân tích này được xem xét hàng năm.  Dựa trên phân tích rủi ro trên để xây dựng triển khai một kế hoạch hành động năm nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm taijc các cơ sở chế biến sau thu hoạch.  Duy trì vệ sinh sạch sẽ và bảo dưỡng trang thiết bị chế biến nhằm tránh lây nhiễm nấm móc, hóa chất làm suy giảm tới chất lượng.  Không cho gia súc, phương tiện vận chuyển tiếp xúc với khu vực chế biến cà phê để tránh nhiễm bẩn.  Các phế phụ phẩm từ quá trình chế biến (vỏ quả, vỏ trấu) phải được sử dụng làm phân bón và nguyên liệu.  Xây dựng một kế hoạch hành động về việc quản lý nước trong quá trình chế biến ướt (sử dụng nước hiệu quả giảm thiểu lượng nước sử dụng trong chế biến)

  17.  Sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến ướt (xát vỏ, ngâm ủ, rửa)  Xử lý nước thải bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến ướt để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và nguồn nước.  Không để cà phê trong quá trình phơi tiếp xúc với các nguồn nước lây nhiễm nấm móc (không phơi trực tiếp trên nền sân đất, không để cà phê khô bị ướt lại, phơi dày không quá 5 cm, cào đảo thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ,...)  Bảo quản riêng các loại cà phê khác nhau (cà phê quả tươi, cà phê quả khô, cà phê thóc, cà phê nhân,...)  Điều kiện nơi bảo quản (có mái che, không dột, khô ráo, thông gió, sạch sẽ, bảo quản cách nền, cách tường 30 cm, cà phê có dấu hiệu bị mốc phải được bảo quản riêng).  Sử dụng các thiết bị đáng tin cậy để đo độ ẩm độ cà phê nhân và thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bởi các cơ quan chức năng.  Không để cà phê bị ướt lại trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển.

  18. X. Quyền lợi của người lao động sức khỏe cà an toàn lao động  Quản trị rủi ro điều kiện lao động + Thực hiện phân tích rủi ro về sức khỏe và an toàn lao động. + Dựa vào đánh giá rủi ro, tiến hành triển khia kế hoạch hành động nhằm tăng cường điều kiện sức khỏe vfa ATLĐ. + Phải có người chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động + Cần tổ chức các buổi họp định kỳ thảo luận về sức khỏe, ATLĐ.  Tập huấn về sức khỏe và ATLĐ + Tổ chức tập huấn cho nông hộ về sức khỏe và quy trình ATLĐ + Có ghi chép về công tác tập huấn.  Cơ sở, trang thiết bị y tế, ATLĐ, quy trình cứu hộ + Phải có hộp thuốc sơ cứu + Phải có một quy trình xử lý tai nạn và cấp cứu bằng văn bản.

  19.  Quan tâm đến vấn đề phòng chống HIV/AIDS + Phải đảm bảo các nông hộ nắm vững quy trình quản lý tai nạn và cấp cứu. + Phải xác định những tai nạn tiềm ẩn, có những biển báo và biểu tượng cố định rõ ràng. + Đảm bảo những điều kiện tốt cho người lao động bị tàn tật. + Quản lý sử dụng thuốc BVTV, quần áo và thiết bị bảo hộ. + Khi sử dụng thuốc BVTV phải mặc và được trang bị quần áo và trang thiết bị bảo hộ còn sử dụng tốt. + Quần áo phải được bảo quản riêng, giặt thường xuyên. + Người thường xuyên tham gia sử dụng thuốc BVTV độc hại phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. + Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và người dưới 18 tuổi không được tham gia sử dụng thuốc BVTV.

  20.  Vệ sinh và duy trì điều kiện vệ sinh tốt + Cung cấp các điều kiện vệ sinh sạch sẽ tại khu làm việc tập trung đông người lao động và sinh hoạt của người lao động. + Thực hiện các biện pháp kiểm soát côn trùng tại nơi làm việc và sinh sống của người lao động. + Khu vực sản xuất và chế biến phải được vệ sinh sạch sẽ và có khu vực chứa rác riêng.  Quyền lợi người lao động + Có danh sách người lao động làm việc dài hạn, thời vụ có ghi đầy đủ (tên, năm sinh, giwois tính, mức lương,...) + Tự do tham gia hiệp hội và quyền mặc cả tập thể  Người lao động có quyền tham gia, thành lập một tổ chức rheo sự lựa chọn của họ và theo quy định của pháp luật.  Tất cả người lao động đều có quyền mặc cả tập thể (thỏa ước lao động tập thể). • Bóc lột lao động

  21.  Không được sử dụng lao động bị ép buộc, ràng buộc, không được yêu cầu người lao động đặc cọc giấy tờ tùy thân, giữ một phần lương và người lao động được tự ý bỏ việc sau khi đã ra thông báo thích hợp. • Lao động trẻ em Trẻ em chưa trưởng thành (dưới 18 tuổi) không được thực hiện các công việc ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể tâm lý, tinh thần của chúng. Không được tuyển dụng và sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi vào lao động dài hạn hay lao động thời vụ. + Không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, trả lương, tiếp cận đào tạo, đề bạt, nâng lương và hưởng các lợi ích dựa trên giới tính, chủng tộc, dân tộc, màu da, định hướng về giới... Tuân thủ theo quy định của bộ luật lao động về giời làm việc, làm thêm và trả lương cho người lao động.

  22. + Người lao động được hưởng tất cả các quyền về bảo vệ bà mẹ, phụ nữ theo quy định của pháp luật. Không có sự phân biệt đối xử với phụ nữ nghỉ đẻ, giảm tiền công hay giáng chức. + Không được sử dụng sự trừng phạt thể chất, áp bức tinh thần, tâm lý, lăng mạ bằng lời nói hay thể chất, lạm dụng tình dục hay bất kỳ hình thức áp bức nào khác tại nơi làm việc. + Cho phép các gia đình sống trên địa bàn sản xuất được tự do thể hiện các đặc trưng văn hóa như mặc quần áo đặc trưng, âm nhạc, văn hóa, thức ăn truyền thống và sản phẩm thủ công. + Xác định cụ thể, mô tẻ và bảo tồn khu vực sinh hoạt cộng đồng, địa danh văn hóa hay tôn giáo có ý nghĩa trong trang trại.

  23. Điều kiện tuyển dụng lao động + Cung cấp nơi ở sạch sẽ và an toàn cho người lao động khi có nhu cầu sống trong khu vực sản xuất và chế biến. Khuyến khích trẻ em con người lao động ở độ tuổi tiểu học đến trường (các biện pháp như, các buổi họp nâng cao nhận thức với các bậc cha mẹ cần được ghi chép lại) + Hỗ trợ việc đến trường an toàn cho trẻ em trường nếu trường học quá xa để trẻ đi bộ, hoặc tổ chức lớp học cho trẻ ở cấp tương đương. + Đảm bảo cho mọi người lao động và gia đình của họ có thể tiếp cận được với dịch vụ cấp cứu hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên, + Triển khai các chương trình giáo dục về vệ sinh, dinh dưỡng và các vấn đề khác giúp cải thiện sức khỏe nói chung của người lao động sống trên địa bàn và gia đình họ. + Phải thông báo cho tất cả người lao động, thành viên nhóm về những vấn đề liên quan tới HIV/AIDS.

  24. XI. Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học  Quản trị rủi ro và bảo tồn + Thực hiện việc đánh giá rủi ro về tác động môi trường tại khu vực canh tác và chế biến (đánh giá cần được xem xét lại hàng năm) + Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro trên triển khai một kế hoạch hành động phù hợp nhằm đối phó với các rủi ro về tác động tới môi trường. + Triển khai một kế hoạch bảo tồn hay tham gia vào một kế hoạch quản lý rừng hay đa dạng sinh học tại khu vực.

  25.  Nguồn nước + Bảo vệ và bảo tồn các suối nước và các nguồn nước + Phải giữ các dãi thực vật tự nhiên mọc hai bên đường Rừng và đa dạng sinh học + Không được làm suy giảm và phá rừng nguyên sinh dưới bất kỳ hình thức nào + Không được trồng mới cà phê trên đất không được phân loại là đất nông nghiệp hay được phê duyệt sử dụng vì mục đích nông nghiệp. + Sử dụng cây che bóng nếu thích hợp với thực hành nông nghiệp của địa phương và có quan tâm đến vấn đề năng suất.

  26. Thông báo những loài có nguy cơ và bị đe dọa tuyệt chủng được biết đến Nguồn năng lượng và việc sử dụng nguồn năng lượng + Phải ghi chép và giám sát việc sử dụng năng lượng trên khu vực sản xuất và chế biến + Ưu tiên việc sử dụng năng lượng có thể tái tạo được (năng lượng mặt trời, gió, thủy điện) trên trang trại và nhà máy chế biến. + Sử dụng các phụ phẩm từ cà phê (vỏ quả, vỏ thóc) làm phân bón, phân vi sinh, phân mùn hay làm nguồn nguyên liệu (cho máy sấy)

  27. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

More Related