170 likes | 322 Vues
BÁO CÁO 2013. NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH CẤU TRÚC SẢN XUẤT NGÀNH BẢN ĐỒ DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI. NỘI DUNG. BÁO CÁO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2013. 1. TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH.
E N D
BÁO CÁO 2013 NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN NGÀNH • CẤU TRÚC SẢN XUẤT NGÀNH • BẢN ĐỒ DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI • NỘI DUNG • BÁO CÁO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2013
Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 11%/ năm trong giai đoạn 2000 - 2012
Chủ yếu các doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực Tp Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ với 3 điểm chính là Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. • May và dệt là 2 loại hình chính của doanh nghiệp may Việt Nam
80% lao động trong ngành là nữ với trình độ PTTH, PTCS • Chủ yếu là lao động đến từ các địa phương khác do sự hình thành của cụm công nghiệp may được đặt tại một số địa phương nhất định như Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… • Lao động trong ngành tăng nhanh nhưng lại tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với xu hướng hút lao động hơn là đào tạo dài hạn.
Xem xét các đơn hàng gia công và sản xuất để thấy tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện OBM chưa đến 1%, trong khi đó CMT hiện đang chiếm đến 70% còn lại OEM là 20% và ODM là 9%. • Xu hướng gần đây với điển hình là Dệt Phong Phú là tập trung cho làm ODM, một số chuyên gia còn khuyến nghị làm ODM xanh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực tài chính và nhân sự có tri thức cao và quan hệ đối tác để có thể thực hiện được hợp đồng ODM.
Nguyên liệu đầu vào của ngành Dệt may Việt Nam phụ thuộc gần 60% về nguồn bông, xơ, sợi. • Công nghệ dệt vải, in, nhuộm chậm hơn các quốc gia trong khu vực 20% mà đặc biệt là công đoạn nhuộm với 30% máy móc cần khôi phục do đã sử dụng trên 20 năm • Các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay vẫn đều sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói • Hoạt động phân phối của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và đang phụ thuộc vào các nhà buôn nước ngoài • CẤU TRÚC SẢN XUẤT NGÀNH • BÁO CÁO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 2013
Nguồn cung cấp nguyên liệu: Bông, xơ và sợi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bông từ các quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Pakistan, Brunei, Nhật Bản, Thái Lan,…trong khi đó thị trường xuất khẩu chính bông của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ
Nguồn cung cấp nguyên liệu: Lụa Việt Nam chủ yếu nhập lụa từ Trung Quốc, Nhật Bản, Brazil, Uzebekistan và Ý trong khi thị trường xuất lụa chính là Nhật Bản, Ý, Ấn Độ, Hàn Quốc, Campuchia, Lào và Thái Lan.
3. BẢN ĐỒ DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI
Việt Nam nhập khẩu giầy dép từ Trung Quốc trong khi xuất khẩu giầy dép sang Hoa Kỳ và EU. • Màu vàng của thị trường Hoa Kỳ thể hiên thị phần lớn của Việt Nam về xuất khẩu, tương tự màu vàng của Trung Quốc thể hiện tỷ trọng lớn của Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm giày dép về Việt Nam.
Bản đồ xuất nhập khẩu vải may mặc toàn cầu với Việt Nam thể hiện Việt Nam chiếm thị phần tốt tại Mỹ về vải may mặc nhóm HS 59 (5901, 5902, 5903), tương tự, nhập khẩu vải may mặc chủ yếu của Việt Nam là từ Trung Quốc (màu vàng).
Thị phần xuất khẩu vải may mặc nhóm HS 59 (5901, 5902, 5903) của Việt Nam giai đoạn 2008-2012 đến Hoa Kỳ và Hàn Quốc chiếm thị phần lớn, màu xanh thể hiện tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam đến nhanh hơn mức tăng trưởng nhập khẩu của đối tác từ thế giới.
VIBIZ THÔNG TIN LIÊN HỆ Ms. Nguyễn Thu Hương Giám đốc dự án Office: 262A Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Email: info@vibiz.vn Cell: (84) 906.069.202 Website: http://vibiz.vn